5 cách trị tai biến tại nhà bạn không nên bỏ qua

Tai biến là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao. Khi gặp phải tình trạng này việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết sau sẽ chia sẻ 5 cách trị tai biến tại nhà vô cùng hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.




1. Như thế nào là tai biến?

Tai biến là cách gọi ngắn gọn của bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), người bị tai biến khi máu không cung cấp đủ lên não do tắc nghẽn cục máu đông dẫn đến thiếu oxy hoặc mạch máu lưu thông trong não bị vỡ. Điều này sẽ làm não bị tổn thương, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, khó nói, mất ý thức hoặc nặng hơn là dẫn đến tử vong.

Hậu quả của tai biến để lại là vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân, được xếp vào top 3 căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Vậy nên ngoài phòng ngừa tai biến thì mỗi người cần có cho mình kiến thức về cách trị tai biến tại nhà để rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân, tránh để lại di chứng về sau.


2. Dấu hiệu nhận biết

Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng, tuy nhiên có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh qua các triệu chứng như sau:

  • Đau đầu: Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và mệt mỏi trong người.
  • Chóng mặt: Cảm giác cơ thể mất cân bằng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày mà không rõ nguyên nhân.
  • Tê bì nửa người: Cơ thể có cảm giác yếu đi, tê bì hoặc mất khả năng vận động ở một bên, thường là tay, chân hoặc mặt.
  • Khó nói hoặc khó hiểu: Khó khăn trong việc nói, giao tiếp hoặc hiểu lời nói của người khác, có thể bao gồm việc nói ngọng hoặc không rõ ràng.
  • Suy giảm thị lực: Mắt bỗng nhiên bị mờ ở một hoặc cả hai bên, tầm nhìn không được rõ ràng, hay bị hoa mắt.

Nếu bạn hay người thân gặp phải một trong số các triệu chứng nêu trên, hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa kịp thời, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương não và cải thiện cơ hội phục hồi.



3. Cách sơ cứu nhanh cho người bị tai biến

Khi gặp người bị tai biến thì việc đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu, sau đó tiến hành các bước sơ cứu cơ bản như: Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, nới lỏng quần áo, theo dõi các dấu hiệu của bệnh nhân và giữ bình tĩnh hết sức có thể.


>>>>> Xem thêm:


4. Tổng hợp cách điều trị tai biến tại nhà

4.1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Người bệnh, nhất là người bị tai biến thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều quan trọng và thiết yếu.

Các thực phẩm nên dùng:

  • Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Giúp cung cấp các chất xơ, ổn định huyết áp và mức cholesterol.
  • Protein: Thịt gà, cá, đậu, hạt giúp phục hồi cơ bắp và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hạt cải chứa các loại chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch.

Các thực phẩm không nên dùng:

  • Thực phẩm nhiều muối và đường: Có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
  • Thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn: Có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, gây hại cho sức khỏe tim mạch.
  • Rượu và đồ uống có cồn: Gây hại cho sức khỏe tổng thể và có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh tai biến.



4.2. Các bài tập thể dục phù hợp

  • Bài tập vận động nhẹ: Tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập thở giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe.
  • Bài tập cải thiện sự cân bằng: Các bài tập như đứng trên một chân hoặc đi bộ trên đường thẳng giúp cải thiện khả năng phối hợp và cân bằng.
  • Bài tập tăng cường cơ bắp: Sử dụng trọng lượng cơ thể hoặc tạ nhẹ để cải thiện sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.


4.3 Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà như:

  • Bài tập khôi phục chức năng: Các bài tập do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn giúp phục hồi khả năng vận động và các chức năng cơ thể. Như là các bài tập vận động tay chân, dồn trọng lượng lên tay chân bị liệt, tập cầm nắm, duỗi các khớp,...
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, gậy đi bộ có thể giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn và giảm nguy cơ té ngã.
  • Massage: Thực hiện các bài massage nhẹ nhàng, xoa bóp ở các khớp chi để cải thiện lưu thông máu.
  • Châm cứu: Châm cứu giúp kích thích các huyệt, có thể cải thiện tuần hoàn máu và có khả năng phục hồi chức năng sau tai biến.


4.4. Tham khảo các phương pháp dân gian

Một số các phương pháp dân gian bạn có thể áp dụng như:

  • Cao ngải cứu: Giúp giảm đau và chống viêm, giảm căng thẳng lo âu, cải thiện lưu thông máu.
  • Nhân sâm: Được cho là có tác dụng bổ não và cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tuần hoàn máu.
  • Óc heo hầm thiên ma: Đây là một món ăn bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, hỗ trợ lưu thông máu, mau chóng phục hồi sau tai biến mạch máu não.
  • Ngâm chân: Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp người bệnh kích thích các huyệt vị, giúp lưu thông khí huyết, kích thích phản xạ của hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra còn có một số cây thuốc nam có thể áp dụng như: cây tầm xuân, cây ngũ trảo, lá ớt chỉ thiên.

Tuy nhiên, các phương pháp nêu trên chỉ góp phần bổ trợ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị tai biến, để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ thì người bệnh cần phải ưu tiên nghe theo các chỉ định của bác sĩ.


4.5. Thường xuyên theo dõi chuyển biến của bệnh và tái khám

Cần thường xuyên theo dõi tình trạng của người bị tai biến để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, điều chỉnh chế độ điều trị kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Đảm bảo tham gia đầy đủ các cuộc kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết. Người nhà bệnh nhân có thể đăng ký khám trực tuyến thông qua ứng dụng trên điện thoại để không bỏ lỡ hay quên thời gian tái khám cho bệnh nhân.


5. Kết luận

Trên đây là 5 cách trị tai biến tại nhà mà Medda muốn chia sẻ đến bạn. Việc nắm vững các phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân cũng như gia đình thuận lợi hơn trong việc điều trị bệnh tai biến. Tuy nhiên, cách trị tai biến tại nhà cũng chỉ là một phần nhỏ trong hành trị điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tuân theo các chỉ thị và phác đồ điều trị của bác sĩ, khi thấy bệnh có dấu hiệu chuyển biến không tốt, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Sức khỏe là vô cùng quan trọng, hãy luôn chú ý và chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả