Đừng bỏ qua những dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em
Viêm não mô cầu là một căn bệnh nguy hiểm, thường xảy ra phổ biến ở trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Vậy những dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em là gì? Cha mẹ cần lưu ý gì để bảo vệ con em mình? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Khái quát về viêm não mô cầu
Viêm não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Vi khuẩn này hoạt động bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó lan ra máu và não, gây viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết. Bệnh lây qua dịch tiết từ mũi hoặc họng của người nhiễm, thông qua các hành động như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần.
Đây là một căn bệnh không quá phổ biến nhưng có mức độ nguy hiểm cao. Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 8 đến 15%. Hơn nữa, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề như điếc, tổn thương não, mất chi do hoại tử mô.
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, thanh thiếu niên và người sống trong môi trường đông đúc cũng có nguy cơ mắc bệnh.
2. Các dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ có nguy cơ bị viêm não mô cầu:
- Sốt cao đột ngột: Trẻ sốt từ 39 - 40°C hoặc cao hơn, thường không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc sốt kèm theo run rẩy, đổ mồ hôi nhiều.
- Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa xảy ra liên tục mà không liên quan đến thức ăn hay đồ uống.
- Đau đầu, cứng cổ: Có dấu hiệu đau đầu cường độ nặng, trẻ thường quấy khóc, ôm đầu. Bên cạnh đó, trẻ cảm thấy khó xoay hoặc ngửa cổ, khó chịu khi di chuyển cổ thì đó cũng là dấu hiệu tiềm tàng của căn bệnh viêm não mô cầu.
- Phát ban trên da: Bé bị ban có màu đỏ hoặc tím, không biến mất khi ấn tay vào và thường xuất hiện ở các vùng như chân, tay, thân hoặc mặt.
- Co giật, mất ý thức: Trẻ có biểu hiện co giật toàn thân hoặc từng phần, trạng thái mơ màng, lơ đễnh, không nhận biết xung quanh.
- Mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn: Trẻ mất hứng thú với mọi hoạt động, khó chịu, khó ngủ, bỏ bú. Tình trạng kéo dài không rõ nguyên nhân, trẻ có thể bị li bì hoặc mê man.
3. Cách xử lý và phòng ngừa bệnh
Qua các dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em như trên, phụ huynh cần biết các phương pháp xử lý và phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé.
>>>>> Xem thêm:
- Đâu là những cách xử lý thông minh khi trẻ bị sốt mà cha mẹ cần biết?
- Cách đặt khám online cho bé và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua.
3.1. Khi phát hiện dấu hiệu bệnh
- Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị.
- Trong thời gian chờ đợi, không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau mạnh.
- Nếu trẻ co giật, cần đặt trẻ nằm nghiêng để tránh hít phải dịch nôn và cần theo dõi sát sao tình trạng của các con.
- Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, những người tiếp xúc gần với trẻ cũng cần đến bệnh viện để được tư vấn và kê thuốc dự phòng.
3.2. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng tránh dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em, các phụ huynh nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ. Một số biện pháp cần thực hiện như:
- Tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu: Loại vắc xin sẽ này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể cho bé. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm theo đúng lịch trình mà bác sĩ khuyến cáo.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Các bậc cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin từ rau xanh, hoa quả, khuyến khích trẻ vận động, ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn màn, đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ.
4. Lời khuyên dành cho phụ huynh
- Luôn quan sát trẻ kỹ lưỡng, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ không nên chủ quan mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, bởi đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm và kiểm soát nguy cơ bệnh tật.
- Nên thường xuyên cập nhật kiến thức y tế, tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy để hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng ngừa.
- Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Nhất là trong các đợt dịch bùng phát, hãy giảm thiểu tiếp xúc để bảo vệ trẻ.
5. Kết luận
Qua những thông tin trên có thể thấy đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa nếu được nhận biết sớm dấu hiệu viêm não mô cầu ở trẻ em và xử lý đúng cách. Bằng cách chú trọng tiêm phòng, duy trì môi trường sống sạch sẽ và tăng cường sức đề kháng, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm tiềm tàng. Hy vọng, với những thông tin mà Medda chia sẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe cho con em một cách toàn diện.