5 mẹo chữa rối loạn tiêu hóa không phải ai cũng biết

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong những thời điểm lễ tết, vậy nên những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cũng vì thế mà được nhiều người quan tâm. Mỗi ngày, hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa từ đau bụng, khó tiêu, đến tiêu chảy và táo bón, gây ra những cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Medda tìm hiểu những mẹo này là gì trong bài viết dưới đây!



1. Tăng cường chất xơ

Nhiều người có xu hướng khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ tìm ngay đến các thực phẩm men vi sinh, thuốc có chứa men vi sinh mà quên mất, tăng cường chất xơ là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa đơn giản mà nhiều người lãng quên. Chất xơ khi vào ruột sẽ có chức năng hút nước, làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động, tăng co bóp giúp tống phân ra ngoài. Chất xơ còn giúp điều hòa vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện phát triển những vi khuẩn có lợi, tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột. 


Chất xơ được chia thành 2 loại với chất xơ hòa tan và chất xơ không tan. Chất xơ hòa tan có trong rau lá, trái cây có độ nhớt cao như rau đay, rau mồng tơi, đậu nành, đậu ngự.  Trái ngược với chất xơ hòa tan, chất xơ không tan là loại chất không hòa tan trong dung dịch khi đi vào đường ruột. Chúng có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn ruột hoặc được chuyển hóa bởi vi khuẩn có ích trong ruột già. Sợi chất xơ không tan hấp thụ nước khi đi qua hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân và kích thích việc đại tiện. Chúng cũng thường kích thích sự di chuyển nhanh chóng của thực phẩm qua hệ tiêu hóa. Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ không tan bao gồm vỏ của các loại ngũ cốc (như lúa mì, gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ), một số loại rau củ và quả.


2. Tăng cường chất béo lành mạnh 


Khác với những lầm tưởng về chất béo không tốt thường xuất hiện trong các thực phẩm đồ ăn nhanh, chế biến nhiều lần, chất béo lành mạnh cũng là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa không phải ai cũng biết. Chất béo lành mạnh như omega 3, các loại cá có dầu, các loại hạt, trứng, hạt có vỏ, bơ từ hạt có vỏ cứng, quả và dầu thực vật. Các chất béo này không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. 


>>>>> Xem thêm:


3. Đảm bảo cung cấp đủ nước

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh táo bón. Vậy nên mỗi người trung bình cần uống 2.0-2.5 lít nước lọc/ngày để phòng ngừa táo bón. Thời điểm tốt nhất sẽ là uống trước hoặc sau bữa ăn 60 phút để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn. Lưu ý, không nên uống ngay trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. 

4. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng như chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, bảo vệ tế bào nhung mao, niêm mạc đường tiêu hóa khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng thông qua khả năng chống oxy hóa, sửa chữa cấu trúc tổn thương.


Do đó, việc cung cấp đủ vitamin và khoáng chất phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng. Các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K và vitamin tan trong nước như B, C, F cùng với các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi và nhiều loại khác thường xuất hiện nhiều trong rau củ quả, trứng, cá, sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đây cũng là cách hữu hiệu giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.



5. Kiểm soát căng thẳng

Dạ dày và ruột là 2 cơ quan có nhiều tế bào thần kinh nhận thông tin trực tiếp từ não bộ. Theo nghiên cứu năm 1998 của tiến sĩ Y khoa - nhà thần kinh học người Mỹ - Michael D. Gershon đã chỉ ra: có tới 95% hormone Serotonin - hormone quan trọng trong kiểm soát tâm trạng con người đều nằm trong hệ tiêu hóa. Khi bị căng thẳng - stress nặng, hormone này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, khiến họ chán ăn hay với một số người lại bị kích thích cơn đói, thèm ăn. Tuy mỗi người sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt khi người bệnh đã có bệnh nền về viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích thì stress sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn.  Bởi vậy mà kiểm soát căng thẳng hiệu quả chính là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa hữu hiệu mà bạn nên lưu tâm.

Trên đây là tổng hợp 5 mẹo chữa rối loạn tiêu hóa mà không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi Medda để nhận được nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn cho cả những người thân yêu bạn nhé. 


Nguồn: Theo Cổng thông tin Thành phố Hồ Chí Minh



Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115


Tác giả