Bệnh thủy đậu có lây không?

Thủy đậu là một loại bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Để đối phó với bệnh thủy đậu, người dân cần nắm vững kiến thức và hiểu rõ cách thức lây nhiễm để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh.


Benh thuy dau

1. Bệnh thủy đậu rất dễ lây và dễ bùng phát thành dịch

Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm mà khả năng lây lan từ người này sang người khác rất nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người chưa mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ cao nhiễm cao do tiếp xúc với giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch từ mụn nước thủy đậu của người đang nhiễm bệnh.


Tác nhân gây ra bệnh thủy đậu chính là virus Varicella Zoster – có thể sống vài ngày trong vẩy thủy đậu trước khi lây lan và tồn tại trong không khí. Người bị thủy đậu thường có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng, nổi mẩn đỏ trên da, vết mẩn xuất hiện trên đầu và mắt, sau đó lan rộng khắp cơ thể.


Trong thời gian bị bệnh, người bệnh sẽ sốt và cơ thể mệt mỏi nhẹ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Nếu trẻ nhỏ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài, khó thở, co giật, người lớn sốt trên 39,5 độ thì nên đưa ngay đến các cơ sở Y tế để được thăm khám ngay. Vì bệnh dễ gây biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, suy thận,...


Khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện các vết ban đỏ. Đây là những vết tròn nhỏ xuất hiện nhanh chóng trong khoảng 12 - 24 giờ sau khi nhiễm bệnh. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành các mụn nước, dạng bóng nước và có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc rải rác với số lượng trung bình từ 100 - 500 vết. Trong trường hợp bình thường, các mụn nước này sẽ khô và biến thành vảy, sau đó tự khỏi hoàn toàn trong vòng 4 - 5 ngày, ở trẻ em bệnh thường kéo dài từ 5 - 10 ngày.


Benh thuy dau 1

2. Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Để hiểu rõ hơn về cách bệnh truyền nhiễm này, hãy cùng Medda tìm hiểu về con đường lây nhiễm chính của bệnh thủy đậu.

2.1. Thông qua đường hô hấp

Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu, có khả năng tồn tại trong các giọt bắn, dịch tiết từ mũi và họng của người nhiễm bệnh. Các giọt này có thể phát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho và người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ dễ bị nhiễm virus. Đây được xem là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh thủy đậu. 

2.2. Qua tiếp xúc trực tiếp

Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, ví dụ như khi người khỏe mạnh tiếp xúc vô tình chạm vào vùng da bị tổn thương có các nốt mụn nước thủy đậu hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các nốt mụn nước thủy đậu đã vỡ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.


Để phòng tránh bệnh, việc duy trì vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh là rất quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp bảo vệ như đeo găng tay khi tiếp xúc với người bị bệnh cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

2.3. Qua tiếp xúc gián tiếp

Những người khỏe mạnh không may tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh nhiễm chất dịch từ mụn nước thủy đậu, như khăn tắm, quần áo, chăn đệm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.


Do đó, làm sạch đồ dùng cá nhân của người bệnh thủy đậu là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh và thường xuyên rửa tay cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu lây lan qua đường tiếp xúc gián tiếp.

2.4. Lây từ mẹ sang con

Việc lây truyền này có thể xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu mẹ bị mắc thủy đậu, virus có thể lây sang thai nhi và gây ra những tác hại nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, suy tim, suy gan và các vấn đề về thần kinh. Nếu đang có dự định sinh con, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.


Benh thuy dau 2

3. Khi nào bệnh thủy đậu hết lây?

Varicella Zoster là một loại virus có khả năng lưu trú trong cơ thể sau khi bị nhiễm bệnh lần đầu và có thể tái hoạt động khi có điều kiện thuận lợi. Theo các chuyên gia y tế, khi các nốt thủy đậu đã khô và bong tróc, không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Thời gian này thường không quá 5 ngày kể từ khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên, nhưng cũng có thể kéo dài hơn.


Người bệnh có thể hoạt động bình thường và ra ngoài vui chơi, học tập sau khi các vảy thủy đậu đã bong tróc hoàn toàn, vì nguy cơ lây nhiễm chỉ cao trong vòng 12 ngày từ khi phát ban. Để giúp các vảy bong tróc nhanh hơn, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc xanh methylen để làm mềm các vảy. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi bong các vảy, vì có thể gây tổn thương da và để lại sẹo.


Ngoài ra, thời gian lây truyền thủy đậu có thể kéo dài hơn đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Tỷ lệ tái phát bệnh ở những người này là khoảng 70 - 90% khi sống chung trong gia đình.


Sau bài viết, hy vọng mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”. Ngoài ra bài viết cũng cung cấp thêm thông tin giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh dễ lây nhiễm này từ đó biết cách phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu.


Nguồn: Tổng hợp



Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115



Tác giả