Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ mầm non là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch của bé còn yếu và tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây nên bệnh. Cùng Medda xem qua các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ trong bài viết sau.




1. Một số các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

1.1. Dị ứng

Dị ứng là căn bệnh mà trẻ hay gặp phải khi đi học mầm non bởi lúc này da đang ở giai đoạn nhảy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân môi trường xung quanh, hơn nữa trẻ chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, hay sờ tay các đồ vật xung quanh nên dị ứng là điều khó tránh.

Triệu chứng của dị ứng rất dễ thấy đó là nổi mẩn ngứa, nổi mảng đỏ như mề đay ở các vùng da trên cơ thể, thậm chí có một số trường hợp bị ho và hen suyễn. Ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể khi dị ứng, từ đó có phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.


1.2. Cảm lạnh

Đây là loại bệnh có thể lây lan được nên nhiều trẻ khi đi học thường mắc phải. Khi tham gia các hoạt động trong lớp học, hoạt động nhóm sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác.

Khi thấy bé có biểu hiện ho nhẹ, người nóng sốt, nghẹt mũi hoặc sổ mũi thì các mẹ nên cho bé ở nhà điều trị và tiện theo dõi, tránh lây lan cho các bạn học khác. Ngoài dùng thuốc điều trị thì nên bổ sung vitamin, nước và rửa mũi thường xuyên cho trẻ để sớm khỏi bệnh.


1.3. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở vùng giữa của tai, nằm ngay sau màng nhĩ. Bệnh này không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ em cũng hay mắc phải khi sinh hoạt nhiều trong môi trường đông người, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, ô nhiễm không khí bởi khói thuốc lá.

Khi bị viêm tai giữa trẻ sẽ có các triệu chứng như khóc vì đau, có dịch mủ màu vàng chảy ra từ tai, thường xuyên kéo tai do khó chịu, bị giảm thính lực, khó ngủ. Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.




1.4. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (hay còn được gọi là viêm kết mạc) là tình trạng lớp màng bao phủ phần trắng của mắt bị đỏ lên. Bệnh xảy ra khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn virus, lây lan khi tiếp xúc với bàn tay bẩn, khăn tắm hoặc đồ chơi.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh này là mắt bị đỏ và ngứa, hay chảy nước mắt, có cảm giác cộm mắt. Phụ huynh cần cho bé dùng thuốc nhỏ mắt và vệ sinh mắt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc không phù hợp sẽ làm tình trạng trẻ thêm nặng hơn.


1.5. Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhất là trong môi trường mầm non. Vì trẻ mầm non chưa có ý thức giữ vệ sinh, trẻ thường được các cô giáo tổ chức cho vui chơi, tiếp xúc nhiều đồ vật, nhất là với những trẻ có thói quen mút tay thì rất dễ làm cho trứng giun xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ bị giun sán sẽ có các biểu hiện đau bụng, hay buồn nôn, da xanh xao do thiếu máu, ngứa hậu môn, suy dinh dưỡng. Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun sán, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và kịp thời tẩy giun.



1.6. Rối loạn tiêu hóa

Khi tiếp xúc với một môi trường mới như lớp học, bạn bè và cô giáo thì một số bé thường bị lạ lẫm, căng thẳng và stress nên dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, không uống nước đầy đủ, không ngủ đủ giấc. Từ đó dẫn đến quá trình tiêu hóa của trẻ bị suy giảm hoặc hoạt động không đúng cách.

Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, khó chịu vùng dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, suy dinh dưỡng, chướng bụng. Khi gặp trường hợp này ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị cho trẻ hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.


>>>>> Xem thêm:


2. Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

  • Rửa tay đúng cách: Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh: Tất cả các loại đồ chơi hay vật dụng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, cần thường xuyên giặt chăn mền của trẻ.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Bổ sung đủ các nhóm thực phẩm như rau củ quả, đạm, tinh bột và chất béo cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
  • Thực phẩm sạch và an toàn: Thực phẩm phải được chế biến chín, bảo quản nơi an toàn, tránh nhiễm khuẩn.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tuân theo lịch tiêm phòng định kỳ để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
  • Vận động thường xuyên: Để tăng cường sức đề kháng và sự phát triển toàn diện, nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, đặc biệt là tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý: Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.


3. Kết luận

Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh là cần thiết cho trẻ, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé và đảm bảo vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Hãy để con em có thể thoải mái học tập và lớn lên khỏe mạnh, phát triển toàn diện, đồng thời khuyến khích sự tăng trưởng cho trẻ từ những giai đoạn đầu đời.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả