Danh sách các bệnh thường gặp ở Việt Nam

Đi cùng sự phát triển hiện không ngừng của xã hội là sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí. Bởi vậy mà trong thời gian gần đây, những mệnh lặt vặt, các bệnh thường gặp ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Ở bài viết này sẽ đề cập đến một số bệnh thường gặp ở Việt Nam và những ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng.




1. Cảm lạnh và Cảm cúm


Một trong những bệnh phổ biến nhất là cảm lạnh và cảm cúm, đặc biệt là trong mùa đông. Với biến đổi khí hậu, nhiệt độ giảm xuống có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống y tế.


Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên toàn cầu mắc phải bệnh cúm và có khoảng nửa triệu người tử vong mỗi năm do các vấn đề sức khỏe liên quan đến cúm. Ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1 đến 1,8 triệu người mắc cúm mùa.


2. Bệnh tiểu đường


Bệnh tiểu đường đang trở thành một thách thức lớn tại Việt Nam. Sự thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống dẫn đến sự gia tăng về mức đường huyết, đặt nền móng cho bệnh lý này. Bệnh tiểu đường không chỉ tăng nguy cơ về các biến chứng trực tiếp mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.


Theo kết quả của cuộc điều tra quốc gia do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành trong nhóm người trưởng thành từ 30-69 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng từ 2,7% vào năm 2002 lên 5,4% năm 2012 và 7,3% vào năm 2020. Tỷ lệ người có dấu hiệu tiền đái tháo đường là 17,8%.




Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, đòi hỏi quá trình điều trị kéo dài suốt cuộc đời. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hiệp, có đến 62,6% trường hợp mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán, và hơn một nửa số người trưởng thành chưa từng được thực hiện xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh. Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và tình trạng tiền đái tháo đường, việc thực hiện xét nghiệm đường huyết định kỳ hàng năm là cực kỳ quan trọng.


3. Bệnh tim mạch


Bệnh tim mạch, bao gồm đau thắt ngực và đột quỵ, cũng đang ngày càng gia tăng. Lối sống hiện đại với áp lực công việc và thói quen ăn uống không lành mạnh đã khiến bệnh ngày càng được trẻ hoá. Trung bình trong cộng đồng, cứ 3 người bình thường lại có 1 người mắc bệnh tim mạch.


Bệnh tim mạch đang trở thành gánh nặng lớn đối với xã hội, gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất so với tất cả các nhóm bệnh lý khác. Mỗi 2 giây, một người mất mạng do bệnh tim mạch, và mỗi 5 giây, một người phải đối mặt với tình trạng nhồi máu cơ tim.


4. Bệnh viêm gan


Bệnh viêm gan cũng là một vấn đề quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt là viêm gan B và C. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như xơ gan và ung thư gan bởi vậy mà trẻ nhỏ cần phải tăng cường chiến dịch tiêm phòng để kiểm soát tình trạng này. Ngoài ra, đối với người đi làm, đặc biệt là nam giới cần lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống hạn chế rượu bia, đồ chiên dầu.


5. Các nhóm bệnh viêm đường hô hấp 


Viêm đường hô hấp, bao gồm các bệnh như viêm phế quản và viêm phổi, thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là trong mùa đông. Các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng và duy trì vệ sinh cá nhân là chìa khóa để kiểm soát tình trạng này.


6. Các đau lưng và bệnh viêm khớp 


Bệnh đau lưng xuất hiện trong thói quen sinh hoạt ít vận động, thường xuyên ngồi sai tư thế và xuất phổ biến với dân văn phòng. Khi các triệu chứng đau lưng kéo dài, đặc biệt là trong trường hợp đau lưng do viêm là biểu hiện của bệnh viêm cột sống dính khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển, gây vẹo cột sống và thậm chí dẫn đến tình trạng tàn tật. 


Viêm khớp bao gồm viêm khớp dạng thấp và viêm khớp dạng thấp cấp tính. Nó không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người bệnh.




7. Bệnh sỏi thận


Đông Nam Á đang gặp phải mức độ cao nhất về tỷ lệ sỏi tiết niệu trên thế giới, dao động từ 5-19,1% đặc biệt tại Việt Nam người mắc sỏi thận chiếm tới 40% dân số. Việc duy trì chế độ ăn uống cân đối và uống đủ nước là điều cần thiết để ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.


Để sức khỏe của luôn được đảm bảo,  giải quyết những thách thức này, cần có một cơ sở hạ tầng y tế mạnh mẽ và chiến lược phòng ngừa cộng đồng. Sự giáo dục và tạo ra nhận thức cộng đồng về lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân Việt Nam.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115

Nguồn: 

https://tytphuongthanhmyloi.medinet.gov.vn/quan-ly-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi/top-10-benh-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi-va-cach-phong-tranh-cmobile12030-68486.aspx

Tác giả