Nam phụ khoa cần khám những gì?

Khám nam phụ khoa là khám bao gồm cả nam khoa và phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản ở nam và nữ, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời ngay khi phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh. Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, mỗi cá nhân nên đi khám nam phụ khoa định kỳ 1 đến 2 lần/1 năm để đảm bảo và duy trì sức khỏe. Cùng Medda tìm hiểu khám nam phụ khoa cần kiểm tra những gì trong bài viết dưới đây nhé!



1. Khám nam khoa cần khám những gì?

Khám nam khoa là một nhánh nhỏ trong các gói khám nam phụ khoa. Đây là quá trình kiểm tra và đánh giá sức khỏe sinh sản nam giới và các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục của nam giới. Việc khám nam khoa thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa nam phụ khoa hoặc các bác sĩ nội tiết. Quá trình này sẽ giúp sớm phát hiện những tổn thương, u nhú, sức khỏe sinh sản. Bệnh nhân sẽ được khám:


  • Kiểm tra tổng quát 

Kiểm tra các chỉ số cơ bản của cơ thể bao gồm: chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim và khám bên ngoài bộ phận sinh dục. 


  • Khám tập trung tại bộ phận sinh dục

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám bên ngoài bộ phận sinh dục của nam giới để kiểm tra xem có xuất hiện vết tổn thương, viêm loét hoặc u cục, giúp phát hiện được các căn bệnh viêm nhiễm nam khoa hoặc bệnh xã hội. Kiểm tra tinh hoàn xem có bị ẩn hay không? Có xuất hiện khối u tại tinh hoàn hay không?


  • Các xét nghiệm chi tiết

    - Xét nghiệm và phân tích tinh trùng, đánh giá số lượng tinh trùng, chuyển động, hình dáng và biến đổi. Các bác sĩ thường sẽ yêu cầu thử nghiệm lần thứ hai để chẩn đoán được chính xác nhất để kết luận bạn có vấn đề sinh lí hoặc vô sinh. 


    - Đánh giá hormone bằng cách đo kích thước tinh hoàn.


    • Kiểm tra di truyền ở nam giới


    • Kiểm tra các kháng thể chống lại tinh trùng

    Những kháng thể này sẽ tấn công tinh trùng khi chúng đang “bơi” đến với trứng, ngăn cản việc thụ tinh. Có nhiều nam giới có thể sản sinh ra tinh trùng nhưng tinh trùng lại không tới được nơi cần đến mặc dù tinh trùng hoàn toàn bình thường khi ở tinh hoàn.




    Khi khám nam khoa, bệnh nhân sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và dịch niệu đạo. Khám riêng bộ phận sinh dục để phát hiện tổn thương, các dấu hiệu bệnh xã hội, tinh hoàn.

    2. Khám phụ khoa cần khám những gì?

    Khám phụ khoa là nhánh còn lại của gói nam phụ khoa. Đây là quá trình kiểm tra sức khỏe mà bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá các bộ phận của hệ sinh dục và sinh sản nữ, bao gồm âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng và vòi tử cung. Quá trình khám thường trải qua các bước sau:


    • Khám tổng quát

    Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt và tiền sử bệnh lý để định hình cơ sở chung cho quá trình chẩn đoán.


    • Thăm khám bên ngoài cơ quan sinh dục

    Kiểm tra sơ qua bên ngoài cơ quan sinh dục bao gồm việc kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn và vùng ngực xem có gì bất thường. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu.


    • Khám bằng dụng cụ mỏ vịt

    Sử dụng dụng cụ đã được bôi trơn, bác sĩ sẽ đặt vào âm đạo và tử cung để quan sát kỹ hơn các biến đổi ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có.


    • Khám tử cung

    Bác sĩ thường thực hiện việc sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí và kích thước của tử cung. Đồng thời kết hợp với máy siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để đánh giá cấu trúc và tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Việc khám tử cung là bước không thể thiếu để xác định bất kỳ vấn đề bệnh lý nào liên quan đến tử cung và quá trình này luôn cần thực hiện kỹ lưỡng.




    • Khám trực tràng

    Bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn để thăm khám trực tràng, kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, cũng như kiểm tra các khối u có thể xuất hiện.


    • Xét nghiệm

    Dựa vào tình trạng sức khỏe qua các bước khám ở trên, bác sĩ sẽ quyết định yêu cầu các xét nghiệm phù hợp như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm dịch để đánh giá chức năng của các cơ quan khác nhau.


    Khám phụ khoa không chỉ là cách để đảm bảo sức khỏe sinh sản của phụ nữ mà còn là cơ hội để họ có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản. Nó cũng giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về các bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây qua đường tình dục và các biện pháp phòng tránh thai an toàn. Điều này giúp chị em tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và đưa ra các quyết định thông minh liên quan đến sức khỏe sinh sản. 


    Việc thăm khám, kiểm tra định kỳ 1 đến 2 lần một năm với nam phụ khoa không chỉ giúp duy trì sức khỏe sinh sản nam - nữ giới mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Đặc biệt khi sử dụng ứng dụng Y Tế số Medda, người dùng có thể đặt lịch khám với bác sĩ mong muốn chỉ với vài thao tác đơn giản mà không tốn thời gian chờ đợi và chi phí đi lại. Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn từng ngày để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc!


    Nguồn: Theo Bệnh viện phụ sản Hà Nội


    Medda- Sức khỏe trong tầm tay

    Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

    Hotline: 0853 999 115



    Tác giả