Có nên nạo VA cho trẻ 3 tuổi?

Viêm VA có tác động tiêu cực tới tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một trong những thắc mắc mà bác sĩ nhận được nhiều nhất từ các phụ huynh đó là độ tuổi nào có thể nạo VA và có nên nạo VA cho trẻ 3 tuổi?

Co nen nao VA cho tre 3 tuoi  1

1. VA là gì?

Végétations Adénoïdes (tiếng Pháp) viết tắt là VA, là tổ chức lympho ở vòm họng. VA thuộc vòng bạch huyết Waldayer, có vai trò chính trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và tác nhân gây bệnh thông qua đường hô hấp. Qua quá trình phân biệt và định dạng tác nhân gây bệnh, VA giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân đó. Vai trò này giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật trong cơ thể. Điều này làm cho VA trở thành một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ở đường hô hấp.

2. Khi nào cần nạo VA? Có nên nạo VA cho trẻ 3 tuổi không?

Viêm VA không biến chứng ở trẻ em là quá trình quan trọng giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch tự nhiên. Chỉ định nạo VA được xác định dựa trên một số yếu tố và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Dưới đây là một số điều kiện chung mà các chuyên gia y tế thường xem xét khi đưa ra quyết định nạo VA:

  • Trẻ thường xuyên bị viêm VA với tần suất hơn 7 lần trong năm hoặc hơn 5 lần mỗi năm.

  • Khi bệnh viêm VA gây ra các biến chứng như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, thấp tim, viêm cầu thận và viêm xoang,....

  • Viêm VA sưng to đến mức cản trở quá trình hô hấp của trẻ, khiến trẻ xảy ra tình trạng ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ. Nếu thiếu oxy trong một thời gian dài sẽ làm trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.


Chống chỉ định tuyệt đối nạo VA với trẻ mắc bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu. Chống chỉ định tương đối với Các trường hợp nhiễm virus cấp tính như cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết. Đặc biệt cần lưu ý đến những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, hoặc mắc các bệnh mạn tính như lao, giang mai, AIDS,..

Với những thông tin Medda cung cấp trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho việc có nên nạo VA cho trẻ 3 tuổi không nhé!


Co nen nao VA cho tre 3 tuoi 2

3. Các phương pháp nạo

Quá trình thực hiện nạo VA được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao tại khu vực ngoại trú gây mê (gây tê). Các chuyên gia sử dụng các công cụ đặc biệt để hỗ trợ việc mở rộng miệng và thực hiện quá trình nạo hoặc đốt. Hiện nay có một số phương pháp khác nhau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu của trẻ


  • Phương pháp nạo bằng Moure hoặc La Force: Là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến và lâu đời trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, phương pháp này thường gặp phải những hạn chế về độ chính xác và an toàn. Việc sử dụng phương pháp này có thể dẫn đến việc bỏ sót các bệnh tích hoặc gây tổn thương đến các vùng xung quanh do nạo điểm mù hoặc nhìn qua gương nên thiếu chính xác. 

  • Phương pháp sử dụng dao điện đơn cực:  Được biết đến với những ưu điểm vượt trội như tốc độ thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu mất máu và tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế đó là việc dễ gây trầy xước lớp niêm mạc hốc mũi do sự hạn chế về tầm di chuyển của điện cực chưa triệt để và có khả năng gây bỏng cao.

  • Sử dụng công nghệ Laser: Giảm thiểu sự chảy máu, sự an toàn cao và nhanh chóng hơn trong quá trình phẫu thuật và phục hồi, đi cùng đó giá thành của phương pháp này khá cao.

  • Nạo VA bằng Coblator: Với phương pháp này thì tầm nhìn đã được tối ưu rất nhiều, cho phép các bác sĩ quan sát trực diện, cận cảnh các mô viêm, đồng thời giảm mất máu và không gây tổn thương cho các mô xung quanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi sau phẫu thuật.

  • Phương pháp nạo VA bằng dao Plasma: Hiện đang được coi là phương pháp tối ưu nhất. Sử dụng công nghệ Plasma không chỉ cải thiện tầm nhìn mà còn cho phép quan sát trực diện và phóng đại vùng khó tiếp cận. Phương pháp này gây ra ít chảy máu, không đau và không gây tổn thương các mô xung quanh. Đối với trẻ, sau phẫu thuật họ có thể về nhà sau 3-4 giờ mà không cần kiêng khem và có thể ăn uống bình thường, mang lại lợi ích lớn cho quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật.


Cha mẹ có thể đến các trung tâm y tế lớn, uy tín thăm khám cho trẻ để lắng nghe tư vấn từ phía bác sĩ chuyên môn xem rằng có nên nạo VA cho trẻ hay không và lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.


Co nen nao VA cho tre 3 tuoi 3

4. Chăm sóc sau phẫu thuật nạo VA

Theo các bác sĩ, trẻ em sau phẫu thuật cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi nhanh chóng và an toàn.


  • Cha mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc nếu được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng vì nó có khả năng gây ra một số biến chứng không lường trước được.

  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm.

  • Một số trẻ sau khi ra viện có hiện tượng chảy dịch ở mũi hoặc hơi thở có mùi là điều bình thường do quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Hãy lấy khăn mềm để để thấm và lau nhẹ nhàng, không xì mũi mạnh sẽ gây ra tổn thương.

  • Hạn chế đưa trẻ tới những nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm, ho, sốt,...

  • Cần tránh trẻ hoạt động mạnh trong thời gian 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc sau bao lâu bé có thể hoạt động bình thường trở lại.

5. Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi nạo VA


  • Chảy máu: Đây là biến chứng phổ biến nhất xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau khi nạo với tỷ lệ 0.5-0.8%.

  • Suy hầu họng: Xảy ra với tỷ lệ 0.06%-0.08% và thường gặp ở những trẻ có vấn đề về vòm miệng trước đó như hở hàm ếch. Biểu hiện rõ nhất gồm giọng mũi hở và thoát khí khi nói chuyện.

  • Hẹp vòm mũi họng: Bệnh nhân có triệu chứng khó thở qua mũi, gặp khó khăn khi thở ra qua mũi, giọng mũi bị kín và khó nuốt. Có thể gặp tình trạng tắc nghẽn khi ngủ, chảy máu mũi kéo dài và thiếu máu ở một vùng nhất định nếu tình trạng hẹp nặng. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm gặp sau khi phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng vết mổ: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh thích hợp và hướng dẫn phụ huynh về việc vệ sinh mũi họng sau mổ.


Theo kết quả của một nghiên cứu, trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn 5,6 lần khi thực hiện phẫu thuật nạo VA. Đồng thời, trẻ em dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn 3,2 lần so với trẻ lớn hơn khi thực hiện các phẫu thuật này.

Medda hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các quý phụ huynh có câu trả lời cho câu hỏi “có nên nạo VA cho trẻ 3 tuổi?”. Dù nạo VA không quá phức tạp và tương đối an toàn nhưng vẫn cần tìm các cơ sở y tế uy tín với chất lượng bác sĩ tốt để được đảm bảo sự an toàn cao nhất cũng như tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.



Tác giả