Đâu là những chỉ số sức khỏe bạn cần quan tâm?

Chỉ số sức khỏe là các thông số thể hiện tình trạng sức khỏe của bản thân ở ngay tại thời điểm đo để đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bên cạnh đó thì các yếu tố tâm lý như tâm trạng và mức độ căng thẳng cũng góp một phần quan trọng không kém trong việc đánh giá sức khỏe. Các chuyên gia sử dụng những thông tin này để đưa ra đánh giá tổng thể về sức khỏe từ đó đưa ra các phương pháp điều trị giúp cải thiện sức khỏe.


1. Chỉ số đo khối lượng cơ thể


BMI (Body Mass Index) là chỉ số đo khối lượng cơ thể, đo lượng mỡ trong cơ thể và cũng là công cụ tầm soát giúp xác định tỷ trọng thích hợp của người lớn. Đây là phương pháp hữu hiệu được Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng để xác định sự thừa cân và béo phì của nước này. Như công thức được liệt kê, chỉ số này có thể dễ dàng thực hiện mà không gây tốn kém. Kết quả của chỉ số BMI sẽ được phân loại theo từng mức độ khác nhau.




Với người Việt Nam, chỉ số BMI lý tưởng nằm trong khoảng từ 18,5 đến 22,9. Nếu BMI dưới 18,5 có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu cân và cần có các phương án cải thiện cân nặng như kết hợp tập thể dục, áp dụng chế độ ăn uống khoa học.


Nếu chỉ số BMI vượt quá 23, đây được xem là tình trạng thừa cân, nhưng không đến mức quá nặng. Bạn có thể áp dụng lịch trình tập luyện và giảm cân tự nhiên trong vài tháng để đạt được hình thể lý tưởng.


Từ 23 đến 24,9 được coi tiền béo phì nếu bạn đang trong tình trạng này thì cần áp dụng ngay lập tức các chế độ ăn uống phù hợp và tăng cường hoạt động thể chất. Béo phì ở thể nặng sẽ đi kèm với lượng mỡ thừa lớn, làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, mỡ máu và tim mạch.




Một lưu ý nhỏ mà bạn đọc cũng cần quan tâm khi các chỉ số sức khỏe - BMI có liên quan mật thiết với lượng mỡ trong cơ thể đồng thời còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi, mức độ hoạt động thể chất và giới tính. Phụ nữ thường có xu hướng bị tích mỡ thừa nhiều hơn nam giới do mức độ sinh hoạt hàng ngày. Người già cũng có khả năng dư mỡ thừa nhiều hơn người trẻ, vậy nên chỉ số BMI cũng không hoàn toàn chính xác. Bạn nên chủ động luyện tập nhiều môn thể thao khác nhau để cơ thể thêm săn chắc, dẻo dai.


Ngoài chỉ số BMI, bạn có thể tham khảo thêm các cách đo cân nặng lý tưởng khác như: 

  • Công thức Bruck (người Nhật Bản): Cân nặng lý tưởng (kg) = (Chiều cao (cm) – 100) x 0,9

  • Công thức Bongard: Cân nặng lý tưởng (kg) = (chiều cao(cm) x vòng ngực TB (cm)/ 240

  • Công thức Lorentz: Cân nặng lý tưởng (kg) = T – 100 – (T –150/ N) (Trong đó, T là chiều cao (cm), N = 4 với Nam và N = 2 với Nữ)

  • Công thức do cơ quan bảo hiểm Mỹ đưa ra: Cân nặng lý tưởng (kg) = 50 + 0,75 (chiều cao (cm) – 150)]

  • Công thức Broca: Cân nặng lý tưởng (kg) = Chiều cao (cm) – 100


2. Chỉ số WHR


Ngoài chỉ số sức khỏe BMI, chỉ số tỉ lệ eo và vòng mông - WHR cũng vô cùng quan trọng. Chỉ số này giúp đánh giá sự phân bổ mỡ trong cơ thể, phân loại mức độ gầy béo và đánh giá nguy cơ bệnh lý tại vùng mông và eo. 



Để đo chỉ số vòng eo, ban nên đứng thẳng, thở hết không khí ra ngoài trước khi tiến hành đo. Đặt vị trí ở nơi có giá trị nhỏ nhất, thường ở trước rốn một chút và không nên kéo thước dây quá chặt. Về phần hông thì bạn cũng nên đứng thẳng, quấn thước dây quanh phần “nở” nhất của hông và ghi số liệu.


Theo các chuyên gia, chỉ số WHR lý tưởng ở phụ nữ nên nhỏ hơn hoặc bằng 0,7, nam giới nên nhỏ hơn hoặc bằng 0.9. Chỉ số WHR sẽ không chính xác hoàn toàn với người trưởng thành cao dưới 1m50. Bên cạnh đó, những người có BMI lớn 35 hoặc trẻ em cũng được khuyến cáo không nên sử dụng WHR. 


3. Chỉ số Cholesterol (LDL và HDL)


Cholesterol là một dạng chất béo quan trọng trong cơ thể và chủ yếu được sản xuất bởi gan đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tế bào và sản xuất hormone. Tuy nhiên, mức cholesterol cao trong máu có thể gây nguy cơ cho sức khỏe tim mạch bao gồm:


  • LDL (Low-Density Lipoprotein): Chỉ số phản ánh lượng "cholesterol xấu” gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Giá trị tối ưu mà chỉ số sức khỏe này nên đạt là <100mg/dL.

  • HDL (High-Density Lipoprotein): Chỉ số phản ánh lượng "cholesterol tốt” giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan, vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch nghiêm trọng khác. Chỉ số này nên dưới 40 mg/dL.

  • Triglycerides: Triglyceride là một dạng chất béo trung tính tồn tại trong máu, được tạo ra từ chế độ ăn uống và được tổng hợp bởi gan. Chúng chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng mức triglyceride cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch máu và các vấn đề khác.


4. Chỉ số nhịp tim


Bình thường, nhịp tim của người trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 60 - 100 nhịp/phút, một trái tim khỏe mạnh sẽ có nhịp đập từ 60 - 80 nhịp/phút. Người trưởng thành ở tình trạng nghỉ, nhịp tim thường ở mức từ 60 đến 100 bpm. 


Mức nhịp tim thấp hơn dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút này là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Bạn cần đến bác sĩ thăm khám để đề phòng những dấu hiệu bất thường của cơ thể. 


5. Chỉ số men gan


Chỉ số men gan giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng gan của bản thân trong thời điểm hiện tại. Các chỉ số men gan quan trọng bạn nên lưu tâm sẽ bao gồm:


  • AST (Aspartate Aminotransferase) hay còn được gọi là GOT: Chất này thường được tìm thấy trong tất cả các tế bào cơ bản, sự tăng của chất GOT trong máu sẽ là dấu hiệu của tổn thương gan, giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l.

  • ALT (Alanine Aminotransferase) hay còn được gọi là GPT: ALT là chỉ số đánh giá mức độ tổn thương gan, giới hạn trung bình từ 5-37 UI/l.

  • Alkaline Phosphatase (ALP): Đây là một men gan được tìm thấy chủ yếu trong mạch máu và xương. Sự tăng cao của ALP có thể là dấu hiệu của vấn đề gan hoặc xương với giới hạn trung bình từ 35-115 UI/l.

  • GGT (Gamma-Glutamyl Transferase) là chỉ số thường được dùng để kiểm tra, đánh giá sức khỏe và mức độ tổn thương gan, đặc biệt là khi liên quan đến việc sử dụng rượu, thuốc lá, các chất kích thích. Giới hạn bình thường của chỉ số này là 5-60 UI/l.


6. Chỉ số đường huyết GI


Chỉ số sức khỏe đường huyết GI cho thấy lượng đường trong máu có đang ở ngưỡng an toàn hay không với đơn vị đo là mmol/l hoặc mg/dl. Ở người khỏe mạnh thường trong ngưỡng: <140 mg/dL (7,8 mmol/l), đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l), sau bữa ăn: <140 mg/dl (7,8 mmol/l) được thể hiện qua chỉ số HbA1C. 


Nồng độ glucose trong máu thường xuyên biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên duy trì nồng độ glucose luôn trong mức ổn định để tránh các bệnh như tiểu đường, gây tác động tiêu cực đến thận và mạch máu. 


Trên đây là những chỉ số sức khỏe mà bạn cần quan tâm. Mong rằng bài viết này đã cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết. Hãy theo dõi Medda để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe bản thân, bạn nhé!



Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115

Nguồn: 

https://vnexpress.net/5-chi-so-suc-khoe-can-kiem-tra-thuong-xuyen-4120176.html


Tác giả