Sự khác biệt cơ bản giữa khám bệnh tại nhà và tại cơ sở y tế
Khi lĩnh vực Y tế ngày càng phát triển, ngoài khám bệnh tại cơ sở y tế thì người bệnh thường có lựa chọn khám bệnh tại nhà, tuy nhiên mỗi hình thức sẽ có sự khác biệt riêng. Cùng Medda điểm qua sự khác biệt của hai hình thức khám bệnh này nhé.
1. Khám bệnh tại nhà
1.1. Ưu điểm khi khám bệnh tại nhà
Trong một số trường hợp bệnh không quá nặng, không cấp bách hoặc khám lại theo chỉ định thì người bệnh thường có lựa chọn khám bệnh ngay tại nhà, không cần đến cơ sở y tế vì những tiện lợi như:
- Tiết kiệm thời gian: Khi khám bệnh tại các bệnh viện hay phòng khám, bệnh nhân thường phải mất nhiều thời gian đăng ký và chờ đợi lâu để đến lượt, trừ trường hợp tình trạng bệnh nguy cấp. Vậy nên khi lựa chọn khám bệnh tại nhà sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Được chăm sóc chu đáo: Trong trường hợp này thông thường các bệnh nhân sẽ mời các y tá hay bác sĩ đến tại nhà để khám chữa bệnh cho mình, cho nên người bệnh sẽ có cảm giác được chăm sóc kỹ lưỡng và quan tâm nhiều hơn.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm: Đối với một số bệnh như cảm cúm, bạch hầu, lao, sởi, tay chân miệng,...rất dễ lây lan cho người khác. Vì vậy sẽ an toàn hơn nếu người bệnh khám và điều trị tại nhà, tránh lây lan cho những người xung quanh cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Phù hợp cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, người hạn chế đi lại: Đối với người lớn tuổi hay trẻ nhỏ thường sẽ gặp khó khăn trong di chuyển thì việc lựa chọn khám tại nhà là vô cùng hợp lý, người bệnh không cần di chuyển nhiều để hạn chế sự bất tiện trong đi đứng, dẫn đến mệt mỏi mất sức.
1.2. Nhược điểm khám bệnh tại nhà
Bên cạnh những ưu điểm thì việc khám bệnh ngay tại nhà cũng có các nhược điểm sau:
- Giới hạn thiết bị y tế: Mặc dù ngày nay khi khám bệnh tại nhà thường sẽ đi kèm với dịch vụ xét nghiệm vô cùng tiện lợi, tuy nhiên đối với một số bệnh cần can thiệp các thiết bị thì sẽ không có đầy đủ các máy móc khám chữa bệnh hiện đại như siêu âm, chụp X-quang,...như ở bệnh viện, điều này sẽ mang đến một số hạn chế cho bác sĩ trong khám chữa bệnh, từ đó cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh.
- Tự mua thuốc: Đương nhiên khi khám bệnh tại nhà sẽ bị hạn chế hơn về các loại thuốc điều trị. Khác với bệnh viện, người bệnh khi khám tại nhà thường sẽ được bác sĩ kê đơn và tự mua thuốc tại các hiệu thuốc, tuy nhiên không phải nhà thuốc nào cũng có đầy đủ thuốc như trong nhà thuốc bệnh viện.
- Chi phí tốn kém: Chi phí cho dịch vụ khám tại nhà thường cao hơn so với việc khám tại cơ sở y tế, do bao gồm chi phí di chuyển của bác sĩ và các trang thiết bị cần thiết.
- Vấn đề phát sinh: Trong quá trình khám bệnh tại nhà, có thể xảy ra những tình huống bất ngờ hoặc các biến chứng mà bác sĩ không thể xử lý. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện hoặc phòng khám để được điều trị kịp thời, gây mất thời gian và tăng chi phí.
>>>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu cơn sốt khám bệnh trực tuyến
- Những lợi ích khi đặt lịch khám bệnh online
2. Khám bệnh tại các cơ sở y tế
Khám bệnh tại cơ sở y tế là hình thức truyền thống và phổ biến nhất, bệnh nhân thường chủ động chọn bệnh viện hoặc phòng khám để được kiểm tra sức khỏe và điều trị.
2.1. Ưu điểm khi khám bệnh tại cơ sở y tế
- Đầy đủ thiết bị y tế: Đa số các bệnh viện và phòng khám hiện nay đều được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Khả năng xử lý tình huống khẩn cấp: Tại bệnh viện luôn có các y bác sĩ thay phiên túc trực trong 24 giờ, vì vậy khi có vấn đề xảy các bác sĩ có thể kịp thời ứng phó và xử lý các tình huống nguy cấp, đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn: Bệnh viện và phòng khám tập trung nhiều bác sĩ, y tá có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt nhất.
- Có sẵn các loại thuốc: Tại cơ sở y tế, bệnh nhân có thể tiếp cận với nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả và nhanh chóng phục hồi.
2.2. Nhược điểm khi khám bệnh tại cơ sở y tế
- Tốn thời gian di chuyển và chờ đợi: Bệnh nhân thường phải dành thời gian di chuyển đến bệnh viện hoặc phòng khám và có thể phải xếp hàng chờ đợi lâu để lượt khám bệnh, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
- Nguy cơ lây nhiễm bệnh tại nơi đông người: Bệnh viện và phòng khám là nơi tập trung nhiều loại bệnh, điều này có thể làm tăng cao nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.
- Thủ tục hồ sơ rắc rối: Một số bệnh viện yêu cầu bệnh nhân phải làm thủ tục khám bệnh, chuẩn bị và điền nhiều loại hồ sơ gây mất thời gian của bệnh nhân và người nhà. Vì vậy các gia đình ngại chờ đợi thường chọn khám tại nhà để tiết kiệm thời gian cho mình.
- Không phù hợp với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người hạn chế đi lại: Việc di chuyển và chờ đợi lâu khi khám bệnh tại cơ sở y tế có thể gây khó chịu, mệt mỏi hơn cho người cao tuổi hay trẻ nhỏ, vì vậy khám bệnh tại cơ sở y tế cũng không phải là lựa chọn ưu tiên trong một số trường hợp với người lớn tuổi.
3. Kết luận
Khám bệnh tại nhà hay tại cơ sở y tế đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi người. Việc lựa chọn hình thức khám bệnh phù hợp nên dựa vào tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh và điều kiện tài chính của mỗi người. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hình thức này sẽ giúp bạn và gia đình đưa ra quyết định sáng suốt, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Nếu như bạn e ngại với chi phí khám bệnh tại nhà và cũng không tiện để đến bệnh viện thì hãy tham khảo Medda. Medda là ứng dụng cho phép bạn đặt lịch khám trực tuyến một cách dễ dàng với mọi loại bệnh lý và có thể tự chọn bác sĩ tư vấn phù hợp cho mình. Tải ứng dụng Medda để khám phá ngay nhé!
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |