Cập nhật tình hình dịch cúm A hiện nay
Hiện nay, người dân có xu hướng tăng nuôi gia cầm để chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2024, hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm từ đó cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao bệnh cúm A từ gia cầm sang người.
Trong những ngày thời tiết lạnh, hanh khô cuối năm và khúc giao mùa đầu năm 2024 là thời điểm thích hợp cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận quá tải bệnh nhân khi trung bình mỗi ngày có tới gần 100 trẻ mắc cúm A. Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - Hà Nội) cũng ghi nhận hơn 150 trường hợp trẻ em đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà trong đó chiếm chủ yếu là cúm A.
Mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã thông báo về tình hình sức khỏe đang diễn ra ở một số quốc gia Châu Á. Theo đó, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đang ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh hô hấp, cụ thể là bệnh cúm A (H5/N1) và COVID-19, đặc biệt là tại Trung Quốc và Campuchia.
Ở Trung Quốc, vào ngày 13/11 đã có thông báo về việc tăng số ca mắc bệnh đường hô hấp ở một số tỉnh miền Bắc, và ngày 26/11, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc xác định rằng nguyên nhân chính là do thời tiết lạnh và thay đổi bất thường trong mùa đông. Campuchia cũng ghi nhận thêm một ca mắc cúm A/H5N1 vào ngày 24/11, nâng tổng số ca mắc trong năm 2023 lên 6 với 3 ca tử vong.
1. Tại sao cúm A lại phát triển mạnh mẽ vào mùa đông?
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường trở lạnh tạo ra một lớp bao phủ cứng xung quanh virut, hoạt động giống như một lớp màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh. Sau khi vào bên trong cơ thể con người, lớp màng đó sẽ tan chảy, virus bắt đầu hoạt động tấn công các tế bào của chúng ta và gây ra bệnh cúm. Sở dĩ cúm A không phát triển mạnh mẽ khi thời tiết ấm bởi lớp bảo vệ của virus lúc này không thể hình thành, do đó khiến cho virus cúm chỉ có thể phát triển mạnh vào mùa đông hơn là các mùa khác trong năm.
Theo Cục Y tế dự phòng, thời tiết hiện nay đang chuyển mùa và có những biến động thất thường làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Thời điểm này, với nhu cầu giao thương và du lịch tăng cao, gây khó khăn trong việc kiểm soát sự lây lan của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là đối với nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, và những người có bệnh lý nền. Cơ quan y tế cảnh báo về tình hình này và khuyến cáo việc duy trì các biện pháp phòng ngừa để đối phó với tình hình sức khỏe hiện tại.
2. Cúm A là gì và có nguy hiểm không?
Cúm A, hay còn được biết đến là cúm mùa, là một bệnh lý lây truyền rất phổ biến và thường xuyên gây ra những đợt dịch đáng kể trong mùa đông. Bệnh được gây ra bởi virus influenza A và do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong số đó, chủng virus cúm A/H7N9 và A/H5N1 thường xuất hiện trong gia cầm và có khả năng lây lan sang người, tạo điều kiện cho sự lan truyền và xuất hiện dịch bệnh. Virus cúm A được biết đến với hệ gen là RNA sợi đơn, bao gồm tám phân đoạn gen riêng biệt mã hóa cho 11 protein khác nhau của virus. Vỏ của virus cúm A chứa glycoprotein, với 2 kháng nguyên quan trọng: kháng nguyên Hemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase (N). Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã xác định được 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9).
Bệnh cúm A không chỉ là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm và phát triển nhanh chóng mà còn mang đến nhiều rủi ro đối với sức khỏe đặc biệt ở trẻ. Mặc dù virus này không gây tổn thương nặng nề nhưng không điều trị cúm A kịp thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khác xâm nhập, gây hại và có thể gây tử vong trực tiếp ở trẻ nhỏ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có ước tính khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên toàn cầu mắc bệnh cúm A hoặc cúm B. Trung bình mỗi đợt dịch có khoảng 3-5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và có 290-650 ngàn trường hợp dẫn đến tử vong.
Người mắc bệnh cần được điều trị cúm A kịp thời để hạn chế những rủi ro không đáng có và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc xin và duy trì vệ sinh cá nhân, góp để ngăn chặn sự lây lan của virus. Hãy chú ý đến cơ thể của bạn, nghỉ ngơi đúng cách, và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu triệu chứng cúm A không giảm nhẹ sau thời gian dài hoặc có những biểu hiện nguy cấp.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |
Nguồn:
https://nhandan.vn/cum-a-tag20785.html