4 câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường - đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, không chỉ tại Việt Nam. Bệnh không chỉ là mối lo ngại sức khỏe cá nhân mà còn đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống y tế và xã hội nói chung. Cùng Medda tìm hiểu “4 câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường” qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ tại Việt Nam
Tình trạng người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong những năm gần đây đang tăng một cách chóng mặt. Theo số liệu thống kê gần đây của tại Việt Nam, đái tháo đường thai kỳ đang chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm từ 3,6-39,0%.
Tiểu đường thai kỳ được biết tới là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa cơ thể khiến nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ sản phụ mang thai. Dù bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên nó có để lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong tương lai với tỉ lệ tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Trong 6 tuần đầu sau khi sinh, sản phụ cần kiểm soát glucose một cách chặt chẽ. Mức glucose nên được kiểm tra trước bữa ăn và khi đi ngủ.
2. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào?
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính và không có thuộc đặc trị hay phương pháp trị liệu cụ thể để người mắc bệnh tiểu đường khỏi hoàn toàn. Các tế bào sản sinh ra Insulin khi bị mất đi sẽ không thể sản xuất lại như những tế bào khác. Người bệnh khi mắc bệnh chỉ có thể chung sống với chúng và kiểm soát nồng độ đường trong máu sao cho luôn ở phạm vi an toàn.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm các phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ kết hợp kế hoạch ăn uống điều độ và tập luyện tập hợp lý.
3. Có nên dừng dùng thuốc khi đường huyết ổn định?
Nếu người bệnh ngừng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe, làm cản trở, gián đoạn quá trình điều trị. Người bệnh chỉ nên giảm liều hoặc tạm dừng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt thật nghiêm ngặt để giữ chỉ số ổn định. Người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và theo dõi sức khỏe định kỳ.
4. Bệnh tiểu đường có mang yếu tố di truyền không?
Bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm, không có yếu tố di truyền như lây từ ba hoặc mẹ sang con. Tuy nhiên, bệnh hình thành từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh nên nhiều người trong gia đình với chế độ ăn uống sinh hoạt giống nhau thì sẽ đều có khả năng mắc bệnh giống nha. Bạn vẫn có thể giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường bằng cách rèn luyện lối sống tích cực, các khẩu phần ăn đầy đủ, cân bằng chất dinh dưỡng và thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe 1 đến 2 lần trong năm.
Trên đây là 4 câu hỏi được nhiều người quan tâm về bệnh tiểu đường. Trong bối cảnh ngày nay, việc quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Y tế toàn cầu. Các nghiên cứu mang tính đổi mới trong phương pháp điều trị luôn được đề cao trong cộng đồng, góp phần vào việc giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |
Nguồn: