Cùng chuyên gia giải đáp bệnh lao phổi có nguy hiểm không?
Mặc dù y học hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu trong việc điều trị căn bệnh lao phổi, tuy nhiên nhiều người vẫn luôn thắc mắc về vấn đề “bệnh lao phổi có nguy hiểm không?”. Trong bài viết này, cùng các chuyên gia từ Medda tìm hiểu kỹ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nhé!
1. Bệnh lao phổi là gì và có nguy hiểm không?
Lao phổi là một căn bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, chủ yếu tấn công vào phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn này lây lan qua không khí khi người bị nhiễm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, khiến những người xung quanh hít phải các hạt vi khuẩn này và bị nhiễm bệnh.
Câu hỏi của nhiều người bệnh về "Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?" thì câu trả lời cho bạn đó chính là có và cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt khi bệnh nhân không được phát hiện và điều trị dứt điểm kịp thời. Mặc dù lao phổi có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây nên tử vong. Dưới đây là một số yếu tố khiến bệnh lao phổi trở nên nguy hiểm:
- Khả năng lây nhiễm cao: Lao phổi có thể lây lan dễ dàng trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực có đông dân cư và điều kiện vệ sinh kém. Một người mắc bệnh lao phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể lây nhiễm cho từ 10 đến 15 người khác mỗi năm.
- Biến chứng nghiêm trọng: Nếu không được điều trị, lao phổi có thể gây ra các biến chứng như tràn dịch màng phổi, suy hô hấp và thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gan, thận hoặc não.
- Kháng thuốc: Một số trường hợp lao phổi phát triển kháng lại các loại thuốc điều trị thông thường, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn. Lao kháng thuốc là một thách thức lớn đối với y học hiện nay.
2. Các triệu chứng của bệnh lao phổi và dấu hiệu nhận biết sớm
Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lao phổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa lây lan. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người mắc bệnh lao phổi có thể gặp phải:
2.1. Ho kéo dài hơn 3 tuần
Ho là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lao phổi. Tuy nhiên, điều cần chú ý là cơn ho kéo dài liên tục trong hơn 3 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Ho có thể kèm theo đờm, và trong nhiều trường hợp, có sự xuất hiện của máu trong đờm.
2.2. Đau ngực
Người mắc bệnh lao phổi thường cảm thấy đau tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc hít thở sâu. Đây là dấu hiệu cho thấy phổi đang bị viêm và tổn thương do vi khuẩn lao tấn công.
2.3. Sốt nhẹ và đổ mồ hôi đêm
Người bệnh thường có triệu chứng sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối, kèm theo đó là tình trạng đổ mồ hôi đêm. Đây là những dấu hiệu nhận biết lao phổi nhưng rất dễ bị bỏ qua vì chúng có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như cảm cúm.
2.4. Sụt cân đột ngột
Một trong những triệu chứng điển hình khác của lao phổi là sụt cân nhanh mà không có lý do rõ ràng. Nguyên nhân là do cơ thể bị suy yếu khi vi khuẩn lao tấn công hệ hô hấp và làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
2.5. Mệt mỏi, khó thở
Người mắc bệnh lao phổi thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở ngay cả khi làm các hoạt động thường ngày. Đây là do sự suy giảm chức năng phổi, khiến cơ thể không nhận đủ oxy cần thiết.
Xem thêm:
- Sự khác biệt cơ bản giữa khám bệnh tại nhà và tại cơ sở y tế
- Đặt khám online mang lại lợi ích gì cho người bệnh?
3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa lao phổi
Để trả lời câu hỏi "bệnh lao phổi có nguy hiểm không?", việc điều trị và phòng ngừa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, bệnh lao phổi được đánh giá là có thể điều trị hiệu quả nếu như bạn phát hiện sớm và tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của y bác sĩ.
3.1. Điều trị bệnh lao phổi
Hiện nay, phương pháp điều trị lao phổi chủ yếu dựa trên việc sử dụng thuốc kháng lao trong khoảng 6 đến 9 tháng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phác đồ điều trị thường bao gồm sự kết hợp của nhiều loại thuốc để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc phát triển kháng thuốc. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị lao phổi như:
- Isoniazid
- Rifampicin
- Pyrazinamide
- Ethambutol
Quan trọng hơn hết là người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định, không tự ý ngưng thuốc dù triệu chứng có cải thiện. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng lao kháng thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
3.2. Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Phòng ngừa bệnh lao phổi là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa lao phổi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:
- Tiêm vắc-xin BCG: Vắc-xin BCG là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh lao phổi. Việc tiêm vắc-xin này giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đã có tiền sử mắc bệnh: Nếu bạn biết những người xung quangh đang mắc bệnh lao phổi, hạn chế tiếp xúc gần hoặc đeo khẩu trang để tránh hít phải vi khuẩn trong không khí.
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí: Vi khuẩn lao dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt và không thông thoáng. Việc duy trì một không gian sống sạch sẽ, thoáng khí giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh lao phổi. Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng giàu vitamin C và D kết hợp với thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.
4. Kết luận
Vậy là chúng ta đã cùng nhau giải đáp thắc mắc về vấn đề “Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?”. Mong là những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho chính mình về mức độ nguy hiểm của căn bệnh lao phổi. Đừng quên theo dõi Medda để cập nhật những thông tin hữu ích về sức khoẻ nhé!
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |