Tại sao bệnh hen suyễn ở trẻ em tăng nhanh trong thời tiết nồm ẩm

Thời tiết mùa xuân ở miền Bắc nước ta thường có độ ẩm rất cao, thường gọi là trời nồm. Khi độ ẩm tăng lên đến mức bão hòa, có thể gây ra nhiều căn bệnh, nhiều nhất là những bệnh lý về hô hấp. Đặc biệt, do sự tăng cường của vi khuẩn, virus và các hạt bụi trong không khí khiến cho bệnh hen suyễn ở trẻ em tăng nhanh chóng trong thời gian này.


benh hen suyen o tre em 1

1. Góc nhìn toàn cảnh về bệnh hen suyễn (hen phế quản)


Theo một nghiên cứu được công bố tại Viện Y tế Quốc gia của chính phủ Mỹ, số liệu được gửi về từ các cộng tác viên tại 195 quốc gia cho thấy rằng bệnh hen phế quản đang gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người trên toàn thế giới. Năm 2017, ước tính có 272 triệu người chịu ảnh hưởng bởi bệnh này và dự kiến con số này sẽ tăng lên khoảng 400 triệu vào năm 2025. Hàng năm, có khoảng 250.000 người tử vong do bệnh hen suyễn gây ra.



Xem thêm các báo cáo về bệnh tật Tại đây



Dựa trên thống kê của Bộ Y tế Việt Nam đã thông báo vào năm 2022 có khoảng 4.1% dân số Việt Nam, tương đương 4 triệu người mắc bệnh hen suyễn và thường gặp nhất ở trẻ dưới 14 tuổi. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhi đến khám. Trong đó, tại Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, số lượng bệnh nhi tăng đáng kể lên đến con số 100 ca/ngày, tương đương với mức tăng từ 30% đến 50%. Điều này cho thấy rằng số lượng trẻ em phải nhập viện do các triệu chứng như ho, thở khò khè, thở rít và hen phế quản đang dần nhiều lên.

2. Thời tiết nồm ảnh hưởng như nào đến bệnh hen suyễn ở trẻ em


Theo ý kiến của các chuyên gia, các triệu chứng hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn vào những ngày trời nồm, khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Các triệu chứng này bao gồm ho, thở khò khè, tức ngực và khó thở,...điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em. Người lớn cũng có thể cảm nhận được tác động này ở mức độ nhẹ khi tập thể dục trong điều kiện ẩm ướt.



benh hen suyen o tre em 2



Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí chuyên khoa về Hô hấp Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra sức cản đường thở và đo mức độ dễ thở ở 6 trẻ mắc bệnh hen suyễn và 6 trẻ không mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sau khi tiếp xúc với không khí ẩm (độ ẩm 75-80%) trong 4 phút, nhóm trẻ mắc bệnh hen suyễn đã có sức cản đường thở tăng lên tới 112%. Trong khi đó, nhóm trẻ không mắc bệnh chỉ tăng 22%. Điều này cho thấy rằng thời tiết ẩm ướt có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ bệnh hen suyễn.

3. Tại sao thời tiết nồm khiến bệnh hen suyễn ở trẻ em nghiêm trọng hơn? 


Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương thì thời tiết thất thường và độ ẩm không khí cao (nồm) tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc là điều kiện thuận lợi khiến các bệnh lý về hô hấp phát triển. Đây là nguyên dân dẫn đến các ca bệnh hen suyễn ở trẻ em tăng nhanh trong thời gian vào xuân sắp tới.



Hen phế quản được biết đến là bệnh lý đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt phế quản, phù nề và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở. Một trong những nguyên nhân thường gặp là mạt nhà (mạt bụi) - loại động vật nhỏ ăn những mẩu da chết bong ra từ cơ thể người. Chúng sinh sống rất nhiều trong chăn, gối, giường hàng ngày. Khi thời tiết ấm ẩm, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh, kèm với nấm mốc và các virus, mạt bụi cũng phát triển, tăng ô nhiễm không khí, đây đều là các yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn. 



Vì vậy, trẻ bị hen phế quản hay khởi phát cơn hen trong thời tiết này. Mức độ ẩm tăng lên cũng thường đi kèm với nhiệt độ cao hơn. Sự tăng lên đồng thời của nhiệt độ và độ ẩm có thể gây kích ứng đường thở, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.



benh hen suyen o tre em 3

4. Biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở trẻ


Bệnh hen suyễn ở trẻ em sẽ trở nên nghiêm trọng nếu cha mẹ không kiểm soát đúng cách. Hiện tại, không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hen suyễn. Tuy nhiên, một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế hen ở trẻ:


  • Cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm và vaccine phế cầu theo tuổi.

  • Cha mẹ cần nắm bắt được sự thay đổi bất thường trong khi bé thở, dự báo cơn hen để phòng bị thuốc khẩn cấp.

  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

  • Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ổn định bệnh. Không được sử dụng lại đơn thuốc cũ hay thay đổi phác đồ nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.

  • Cha mẹ cũng cần đảm bảo chất lượng môi trường xung quanh trẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh những nguyên nhân gây bùng phát cơn hen.


Tóm lại, hiểu rõ về tác động của thời tiết nồm ẩm đối với bệnh hen suyễn ở trẻ là rất quan trọng để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc tăng cường hệ miễn dịch, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng, cùng việc chủ động điều trị dự phòng là những biện pháp cần thiết kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em một cách hiệu quả.


Tham khảo: Tổng hợp



Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.


Hotline: 0853 999 115





Tác giả