7 dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên ở người già
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già. Tùy thuộc vào từng cấp độ khác nhau, một người có thể trải qua một hay nhiều triệu chứng hay quên. Vậy đâu là biểu hiện của bệnh hay quên ở người già? Hãy cùng Medda tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Bệnh hay quên ở người già là gì?
Chứng hay quên ở người già thường là một dấu hiệu của sự lão hóa. Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiêu suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và làm sa sút trí tuệ. Suy giảm trí nhớ ở người già thường xuất phát từ việc các hormone, protein trong não bộ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, bị giảm lưu lượng máu lên não.
Việc sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hay sử dụng thuốc chống trầm cảm, an thần còn là nguyên nhân khiến người già rơi vào tình trạng đãng trí, hay quên. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người già bị bệnh hay quên còn bị ảnh hưởng bởi các tổn thương ở não, chấn thương sau đột quỵ, thoái hóa chất trắng…
2. Các triệu chứng nhận biết bệnh hay quên ở người già
Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây, bạn nên đưa bố mẹ, ông bà đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh kịp thời:
2.1. Suy giảm trí nhớ ngắn hạn
Đây là dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh hay quên ở người già. Người bệnh thường quên mất những gì bản thân mình vừa làm, lặp lại những câu hỏi giống nhau hoặc quên đi các sự kiện vừa mới xảy ra gần đây. Sau đó, họ sẽ nhớ lại những gì mình đã quên và tiếp tục vòng lặp này sau 2 - 3 tuần.
>>> Tham khảo: Danh sách các bệnh thường gặp ở Việt Nam
2.2. Mất định hướng thời gian và không gian
Triệu chứng phổ biến của những người bị suy giảm trí nhớ chính là quên ngày, tháng, năm, mất nhận thức ngày và đêm. Bệnh nhân sẽ không thể phân biệt được hôm nay là ngày bao nhiêu dù trước đó vừa xem lịch hoặc không thể xác định được bây giờ là ngày hay đêm. Đặc biệt, người bệnh còn nhầm lẫn giữa các con đường, đi lang thang mà không có mục đích cụ thể.
2.3. Gặp trở ngại khi giao tiếp
Người bị bệnh hay quên không chỉ bị suy giảm trí nhớ mà còn gặp phải trở ngại trong giao tiếp. Cụ thể, người bệnh thường quên cách dùng các từ ngữ hằng ngày, danh từ, danh xưng thông thường. Thay vào đó, người già sẽ sử dụng những từ ngữ không thông dụng, khó hiểu khiến cho việc giao tiếp với người khác trở nên khó khăn, không đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, bệnh hay quên ở người già còn khiến họ vật lộn trong việc tìm đúng từ, gặp khó khăn khi lựa chọn từ vựng, gọi sai tên đồ vật. Người già khi bị mắc bệnh này còn có thói quen đột ngột dừng lại giữa cuộc trao đổi và nói lặp đi lặp lại một ý, từ ngữ.
>>> Xem ngay: Những điều cần biết về bệnh ở người cao tuổi
2.4. Tâm trạng thất thường
Người cao tuổi khi mắc bệnh hay quên thường có cảm giác tự ti, xấu hổ, cảm thấy vô dụng và e ngại khi phải gặp gỡ bạn bè, họ hàng hay mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên quên lời dặn con cháu, không thể giao tiếp, mất phương hướng thời gian lẫn không gian khiến họ luôn trong tình trạng cáu gắt, khó chịu, suy sụp.
2.5. Ngại tham gia hoạt động xã hội
Một triệu chứng của bệnh hay quên ở người già khá phổ biến chính là thu mình, ngại gặp gỡ, không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Điều này xuất phát từ việc người bệnh đa nghi, sợ hãi, không còn tự tin vào bản thân mình. Từ đó, người già sẽ có những biểu hiện như không còn theo dõi những bộ môn thể thao hoặc bộ phim mình thích trước đây. Từ bỏ hoặc tránh né tham gia các hoạt động xã hội, ngại đến những nơi đông người.
2.6. Gặp khó khăn khi phải tư duy, tính toán
Nếu như trước đây, người già ghi nhớ tốt, tính toán chính xác những con số, các phép tính thì khi mắc bệnh suy giảm trí nhớ, họ sẽ không thể thực hiện các công việc về trí óc. Người bệnh sẽ quên các con số, cách sử dụng phép tính… Đặc biệt, với một số người, bệnh suy giảm trí nhớ còn ảnh hưởng đến thị giác. Những người mắc căn bệnh này sẽ không thể phán đoán được màu sắc, sự tương phản, khoảng cách. Do đó, điều này rất dễ gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
2.7. Giảm ý chí, sự chủ động
Biểu hiện cuối cùng của bệnh hay quên ở người già chính là thiếu ý chí, sự chủ động trong cuộc sống và trong công việc. Người bệnh thường ngủ nhiều hơn trước, ngồi vô thức, không muốn làm bất cứ hoạt động nào. Họ cũng sống thu mình hơn, không muốn nhận sự trợ giúp của con cháu, gia đình, bạn bè.
Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh hay quên ở người già sẽ giúp bạn biết cách phát hiện và điều trị kịp thời cho ông bà, bố mẹ. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên đưa bố mẹ hay ông bà gặp bác sĩ, chuyên gia uy tín. Hãy đặt lịch hẹn gặp với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín ở ứng dụng Medda để được khám, chữa trị kịp thời!
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |