Tỷ lệ tai biến đột quỵ tăng nhanh ở người trẻ: nguyên nhân vì sao?
Trước đây, mọi người thường biết đến tai biến đột quỵ thường xảy ra ở những người cao tuổi, người có sẵn bệnh nền. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 25% các ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi và đang có xu hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân của sự gia tăng này là gì? Hãy cùng Medda tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân tai biến đột quỵ tăng nhanh ở người trẻ
1.1 Rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Người trẻ tuổi có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao do thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ,... Người rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não và các bệnh lý não bộ khác.
1.2 Béo phì, lười vận động
Lười vận động, ít hoạt động thể chất dẫn đến nguy cơ cao của tình trạng thừa cân, béo phì. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người có BMI >30 và chỉ số vòng eo trên 80cm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.
>>>>> Xem thêm:
- Tỷ lệ trẻ em béo phì tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng
- Medda cập nhật tính năng mới bạn không nên bỏ qua
1.3 Tăng huyết áp
Những người trẻ có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ đóng hộp và nhiều muối, đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Và cao huyết áp chính là nguyên nhân gây ra tai biến đột quỵ và nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm khác.
1.4 Đái tháo đường
Đa số người trẻ có thói quen ăn đồ ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt… việc sử dụng đồ ăn có các chất gây rối loạn chuyển hóa có thể là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường sẽ gây tổn thương tế bào nội mạc, từ đó khiến các phân tử mỡ chui qua lớp nội mạc vào trong một cách dễ dàng, hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch dẫn đến bệnh tai biến đột quỵ ở người trẻ.
1.5 Sử dụng chất kích thích
Một trong những nguyên nhân gây tai biến đột quỵ ở người trẻ không thể không kể đến đó là việc sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, đồ có cồn). Việc sử dụng chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu não dẫn đến đột quỵ.
1.6 Thuốc tránh thai
Việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên hoặc sử dụng thuốc tránh thai ở liều lượng cao, không đúng chỉ định của bác sĩ chính là yếu tố làm tăng huyết áp và tăng khả năng đông máu, từ đó gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ.
1.7 Bệnh lý dị dạng mạch máu não
Mạch máu não phát triển bất thường sẽ tạo thành các túi phình gây nên tình trạng đột quỵ xuất huyết não hoặc làm hẹp mạch máu não và gây nhồi máu não. Đây chính là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ phổ biến và có thể để lại những di chứng nặng nề khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1.8 Hút thuốc lá thường xuyên
Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ do trong thuốc lá có hơn 7000 chất độc hóa học. Các chất độc này khi đi vào trong máu sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.
2. Dấu hiệu tai biến đột quỵ ở người trẻ
Người bệnh có thể bị méo miệng, làm ảnh hưởng đến giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói.
Người bệnh cũng có thể sẽ có những cơn đau đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đây không phải dấu hiệu điển hình, không phải người tai biến đột quỵ nào cũng có biểu hiện này.
Người bệnh bị liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên,
Người bệnh bị yếu liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.
Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,…
3. Cách phòng ngừa tai biến đột quỵ ở người trẻ
Để phòng ngừa tai biến đột quỵ ở người trẻ, điều quan trọng nhất là bạn cần duy trì lối sống khoa học, cụ thể:
Hạn chế thức khuya, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc
Nghỉ ngơi hợp lý, không để bản thân bị căng thẳng kéo dài
Ăn uống hợp lý, đủ chất, ăn đa dạng thực phẩm, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ
Không sử dụng chất kích thích
Thường xuyên vận động, nên duy trì thói quen tập thể thao thường xuyên, không ngồi 1 chỗ quá lâu
Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
4. Kết luận
Trên đây là những thông tin về tai biến đột quỵ ở người trẻ hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp giúp bạn những thông tin cụ thể về cách phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu của căn bệnh này!
Nguồn: Tổng hợp
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |