Cùng chuyên gia trả lời câu hỏi "Bệnh tiểu đường có lây không?"

Bệnh tiểu đường, một trong những vấn đề sức khỏe công cộng nổi bật trên khắp thế giới, đặt ra nhiều nghi vấn và lo ngại. Ngày càng nhiều người phải đối mặt với thực tế của bệnh này, và một trong những câu hỏi phổ biến là liệu bệnh tiểu đường có lây không? Đây không chỉ là một nỗi lo của những người mới phát hiện mình mắc bệnh, mà còn của những người xung quanh, đặc biệt là trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Hãy cùng Medda trả lời câu hỏi này và giải đáp những mối quan tâm xoay quanh về vấn đề này nhé.



1. Phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là nhóm các bệnh tật được truyền từ người sang người hoặc từ môi trường sang người qua các nguồn trung gian như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, hoặc các yếu tố khác. Các loại bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc với người nhiễm bệnh, qua không khí, nước, thức ăn, hoặc các tác nhân khác mà người nhiễm bệnh tiếp xúc.


Bệnh không truyền nhiễm là các bệnh tật không lây truyền giữa người và người mà thường do các yếu tố khác nhau như lối sống, yếu tố gen, môi trường hoặc các nguyên nhân không liên quan đến vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các tác nhân truyền nhiễm. Các ví dụ về bệnh không truyền nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nhiều loại bệnh khác. Những bệnh này thường phát triển do yếu tố nội sinh, chẳng hạn như gen di truyền, có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài như chế độ ăn, hoạt động thể chất, môi trường làm việc, và các yếu tố lối sống khác.


2. Chuyên gia giải đáp thắc mắc: bệnh tiểu đường có lây không?




Với sự gia tăng đáng kể về số lượng ca bệnh tiểu đường trong những năm gần đây, không ít người đặt ra câu hỏi liệu bệnh tiểu đường có lây nhiễm hay không. Trên thực tế, tiểu đường thực sự là một loại bệnh không lây nhiễm. Bệnh chủ yếu xuất phát từ những rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể chứ không phải từ vi khuẩn hoặc vi rút.


Bệnh tiểu đường cũng không lây qua các tiếp xúc trực tiếp như sống gần, hắt hơi, tiếp xúc qua máu hay qua đường tình dục, bệnh tiểu đường. Trong thực tế, nhiều người cùng sinh sống trong một gia đình đều mắc bệnh, điều này không phải vì lây nhiễm mà do lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.


3. Bệnh tiểu đường và nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường, hay còn được biết đến là đái tháo đường là một loại bệnh mà cơ thể không tự sản xuất insulin một cách hiệu quả (insulin - một hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển đổi đường trong máu (glucose) thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào). Khi insulin không hoạt động đúng cách hoặc không đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, và các vấn đề về thị lực. 




Bệnh tiểu đường có 2 loại chính bao gồm:

  • Tiểu đường type 1

  • Tiểu đường type 2


Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn chung một thực đơn có khả năng cùng mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, lối sống ít vận động, tình trạng béo phì, thừa cân và chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh tiểu đường type 2 trong thời gian dài.


Khi mắc bệnh, người bệnh cần kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn, tập luyện, đôi khi là sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị một cách nghiêm ngặt. Việc theo dõi và duy trì mức đường huyết ổn định cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.


Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đặt ra nhiều thách thức trong cộng đồng. Dù bệnh tiểu đường không phải là một bệnh truyền nhiễm theo cách truyền thống, tuy nhiên, bệnh tiểu đường lại là một trong những nguyên nhân chính của bệnh hiểm nghèo. Thông qua bài viết này, Medda hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích và giúp giải đáp một số nghi vấn phổ biến liên quan đến việc “bệnh tiểu đường có lây không?”.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115

Nguồn: Medda - Sức khỏe trong tầm tay

Tác giả