Tại sao đầu trẻ sơ sinh dễ bị méo?

Câu hỏi: 

Tại sao đầu trẻ sơ sinh dễ bị méo? Làm thế nào để phòng và điều trị méo đầu cho trẻ?

Trả lời:


Méo đầu dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh và bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn khoảng 4 tuần tuổi.


1. Tại sao đầu trẻ sơ sinh dễ bị méo?

Đầu trẻ sơ sinh bị méo hay còn gọi là tình trạng hình dạng đầu của trẻ bị không đối xứng hay bị méo do tác động của lực làm biến dạng hộp sọ. Có hai dạng chính của tật đầu bẹp, thường gặp hơn là dạng đầu hình bình hành.

Tại sao đầu trẻ sơ sinh dễ bị méo là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm, nhất là những người làm cha mẹ lần đầu. Méo đầu dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh và bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn khoảng 4 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, khung xương đầu của trẻ còn rất mềm và linh động, cơ cổ và thân trên của trẻ còn rất yếu ớt nên khi người lớn đặt nằm đâu thì bé sẽ ở yên chỗ đó.

Theo các chuyên gia, đầu trẻ sơ sinh dễ bị méo do:

  • Áp lực môi trường trong tử cung, từ xương chậu của người mẹ, trong lúc sinh mẹ rặn không đúng cách trong thời gian dài hoặc một cặp song sinh, đa thai.

  • Tư thế nằm ngủ không đúng, nằm quá lâu 1 tư thế, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến méo đầu ở trẻ

Ngoài ra, theo xu hướng của trọng lực, khi trẻ bị méo một bên rồi thì lại càng nằm nghiêng về bên đó nhiều hơn. Điều này làm cho nó bị méo nhiều hơn theo thời gian, nếu không được can thiệp kịp thời.


2. Cách phòng và điều trị méo đầu cho trẻ là gì?

Phần lớn trường hợp đầu trẻ sơ sinh bị méo không gây bất kỳ vấn đề nghiêm trọng, bởi vì nó thường không có ảnh hưởng lên não và hình dáng đầu có thể cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, những trường hợp đầu méo mức độ trung bình, nặng có thể gây một số vấn đề sức khỏe, như: loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,… những vấn đề này gây ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ, nhưng không gây tác động xấu đến trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, một số biến chứng của động kinh có thể trở thành nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe của trẻ.

Vậy để phòng tránh và điều trị méo đầu cho trẻ cha mẹ cần làm gì?

  • Đảm bảo thay đổi vị trí ngủ cho trẻ, thường xuyên xoay đầu trẻ và đặt trẻ ngửa khi tỉnh dậy. Hạn chế thời gian trẻ nằm 1 tư thế hoặc chỉ nghiêng về 1 bên suốt thời gian ngủ. Đặc biệt là khi trẻ được đầy tháng, vì đây là giai đoạn dễ làm đầu méo nhất.

  • Xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, thường xuyên

  • Thay đổi tư thế bú, tư thế bế

  • Bế trẻ thường xuyên hơn, hạn chế nằm

  • Mỗi ngày cho trẻ nằm sấp ít nhất 3 lần, mỗi lần 10-15 phút nhằm giúp thúc đẩy phát triển chung của trẻ. Thông thường nên cho trẻ nằm sấp vào thời điểm massage trước khi tắm, cha mẹ nên tích cực nói chuyện, tâm sự để trẻ tập chú ý và dần phát triển cơ cổ.

Bên cạnh đó, nếu đã áp dụng tất cả các mẹo trên mà trẻ vẫn bị méo đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa nhi để được can thiệp sớm nhất bằng các thiết bị nắn đầu trẻ chuyên dụng hoặc nghe tư vấn từ chuyên gia.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115

Nguồn: Medda - Sức khỏe trong tầm tay

Tác giả