Cách điều trị bệnh bạch hầu như thế nào?

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy cách điều trị bệnh bạch hầu như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ là lời giải đáp.





1. Triệu chứng bệnh bạch hầu

Với nhiều triệu chứng khác nhau, bạch hầu thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác gây chủ quan cho người nhiễm khi mắc phải. Cụ thể, triệu chứng của căn bệnh này như sau:


  • Sốt nhiệt độ cao: Là triệu chứng phổ biến nhất. Khi đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 39 đến 40 độ C trong khoảng ít nhất 3 đến 4 ngày.
  • Đau đầu: Thường diễn ra cùng lúc với sốt cao.
  • Đau họng: Dấu hiệu này dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường, thường mắc phải sau khi sốt cao.
  • Nổi phát ban: Triệu chứng này thường xảy ra ở một số bệnh nhân,vxuất hiện ở các vùng ngực, lưng và bụng.
  • Sưng đau vùng cổ: Bệnh nhân có thể bị sưng đau cổ và tuyến nước bọt.
  • Mệt mỏi trong nhiều tuần liên tiếp.
  • Mắc ói và khó tiêu: Là những triệu chứng về đường tiêu hóa mà người mắc bệnh bạch hầu thường gặp phải.
  • Chán ăn: Thường xảy ra khi bệnh đã trở nặng.


*Lưu ý: Sẽ có những trường hợp bệnh nhân chỉ bộc lộ một vài triệu chứng hoặc không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.


2. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và thông qua tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị virus bám vào, bạch hầu dễ dàng lây lan và để lại biến chứng nặng nề. Do đó, khi có một trong các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân cần liên hệ để nhận được sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ, cũng như, cần sự chủ động tự hỗ trợ điều trị tại nhà của chính bệnh nhân, bao gồm:




  • Sử dụng thuốc kháng histamin: Thuốc này có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và phát ban do bệnh bạch hầu gây ra. Lưu ý, thuốc này phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Áp dụng giải nhiệt: Bạn hãy chườm đá lạnh hoặc khăn giấy ướt lạnh lên vùng da bị phát ban, điều này sẽ giúp giảm đau và ngứa.
  • Dùng thuốc giảm đau và giảm sưng: Nếu bạn cảm thấy đau họng, hãy cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm sưng như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh bạch hầu. Medda khuyên bạn hãy ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ và các vi lượng cần thiết
  • Súc miệng với nước muối sinh lý: Áp dụng khi bạn cảm thấy đau họng hoặc khó chịu, súc miệng với nước muối sinh lý có thể giúp giảm cảm giác đau và làm sạch miệng.
  • Kiêng đồ có cồn và tránh tập thể dục cường độ cao: Việc này làm hạn chế khả năng chuyển biến nặng hơn của bệnh. Trong quá trình bị bệnh, kiêng sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafein để không làm tăng phát ban gây ngứa.


*Lưu ý: Sẽ không có cách điều trị bệnh bạch hầu tại nhà, phác đồ chữa bệnh bạch hầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh việc biến chứng trở nặng thêm.


Bạn có thể chưa biết:


3. Quy trình điều trị tại bệnh viện

3.1 Điều trị huyết thanh kháng độc tố

Cách điều trị bệnh bạch hầu ở người lớn và cả trẻ em hiệu quả là điều trị kháng độc tố khi có thể giảm thiểu tác động của chúng lên cơ thể. Huyết thanh sẽ được sử dụng lập tức ngay khi có dấu hiệu bệnh được xem xét theo tình trạng (không phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng) với liều lượng do bác sĩ chỉ định.


Đối với thể nặng, bác sĩ sẽ xem xét phương pháp truyền tĩnh mạch SAD (theo dõi sát sao phản vệ). Cũng cần lưu ý, huyết thanh không có tác dụng với trường hợp độc tố đã ngấm vào mô tế bào.




3.2 Điều trị kháng sinh

Điều trị kháng sinh sẽ được tiến hành song song với điều trị huyết thanh kháng độc tố, nhằm mục đích giảm thiểu độc tố trong máu và ngăn chặn nhiễm trùng lây lan trong cơ thể. Người bệnh không được tự ý mua hay dùng quá liều cần thiết, phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Tránh gây biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng.


3.3 Điều trị hỗ trợ

Cuối cùng, để tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe, bác sĩ sẽ áp dụng thêm một số phương pháp điều trị hỗ trợ như:


  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với các bệnh nhân gặp phải các biến chứng liên quan đến tim. Nếu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, khó thở, nôn ói… bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá quá tải dịch, cân bằng điện giải và bổ sung chất điện giải kịp thời.
  • Người bệnh có tiền sử rối loạn nhịp tim sẽ được sử dụng máy tạo nhịp tim nhân tạo Pacemaker. Khuyến khích dùng ECMO V-A cho người bệnh trong trường hợp mắc viêm cơ tim nặng.
  • Tiến hành lọc máu thường xuyên cho người bị suy thận và suy tạng để hạn chế tác động của ngoại độc tố bạch hầu đến các cơ quan trong cơ thể.

  • Trường hợp người bệnh mắc bạch hầu ác tính và bạch hầu thanh quản xuất hiện phù nề nhiều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng corticoid.


Kết luận

Với số lượng ca nhiễm tăng cao trong thời gian gần đây, bệnh bạch hầu trở thành nỗi lo của nhiều gia đình khi chưa nắm rõ các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị bệnh. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về cách điều trị bệnh bạch hầu, Medda đã giúp bạn trang bị được những kiến thức cần thiết cho bản thân. Xin chào và hẹn gặp lại!

Nguồn: Tổng hợp


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả