Cập nhật toàn cảnh bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam và trên thế giới

Bệnh đậu mùa khỉ là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. 

Trong bài viết này, hãy cùng Medda cập nhật toàn cảnh bệnh đậu mùa khỉ, con đường lây lan, triệu chứng, các biện pháp phòng tránh,...


Số ca mắc đậu mùa khỉ hiện cao hơn con số thống kê do người mắc bệnh không được xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời.

1.  Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ hay còn được gọi là bệnh đậu mùa rừng là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do virus đậu mùa khỉ (monkeypox virus). Bệnh này ban đầu được phát hiện ở loài khỉ châu Phi và cũng có thể lây lan, ảnh hưởng đến con người.

Virus đậu mùa khỉ hiện vẫn đang lưu hành ở động vật ở một số nước châu Phi. Đây là nguồn lây nhiễm tiềm tàng, khiến cho đợt dịch này có thể giảm dần nhưng đợt dịch khác sẽ lại bùng phát.

Theo báo cáo tổng hợp của WHO, đường lây truyền cho tới nay chủ yếu qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với động vật mang virus hoặc tiếp xúc với các vật dụng mà virus đã tiếp xúc. 

  • Khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, vảy vết thương của người nhiễm bệnh.

  • Tiếp xúc với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như lông, da,...

  • Không may ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.

  • Chạm vào những đồ dùng, vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng, tiếp xúc qua như khăn tắm, chăn màn, quần áo,…

  • Giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt xì.

Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thường được điều trị các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng và cần được chăm sóc y tế đúng cách để tránh việc lây lan bệnh đến người khác.


Bệnh đậu mùa khỉ ban đầu được phát hiện ở loài khỉ châu Phi và cũng có thể lây lan, ảnh hưởng đến con người.

2. Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn có thể gây nhiễm trùng nội tiết hoặc nhiễm trùng huyết, đòi hỏi điều trị y tế chuyên sâu.


Các triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt

  • Đau đầu dữ dội

  • Đau cơ

  • Đau lưng

  • Suy nhược cơ thể

  • Sưng hạch bạch huyết 

  • Phát ban, nổi mụn nước có thể kéo dài 2-3 tuần. 

  • Mệt mỏi

  • Viêm nang lông


Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế.

3. Các biện pháp phòng tránh 

Vậy làm thế nào để phòng tránh đậu mùa khỉ?

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên hoặc ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

  • Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. 

  • Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

  • Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

4. Hiện trạng bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam

Hiện bệnh đậu mùa khỉ đã được phân loại là bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam.

Tính đến ngày 20/10/2023, Việt Nam ghi nhận 19 trường hợp mắc, trong đó năm 2022 ghi nhận 02 trường hợp bệnh xâm nhập.

  • Độ tuổi ghi nhận từ 18-39

  • Giới tính chủ yếu là nam

  • 50% trường hợp có HIV

  • 50% thuộc nhóm quan hệ đồng giới 

  • Tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Tất cả các trường hợp đều có triệu chứng lâm sàng (phổ biến nhất là mụn nước/mụn mủ/phát ban), đa số các trường hợp không có yếu tố liên quan đến nước ngoài.

5. Tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới

Đậu mùa khỉ hiện đang bùng phát ở các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chiếm tới hơn 80% số ca trên thế giới trong tuần 4-11/9/2023 (theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO). 

Tại Thái Lan, số ca đậu mùa khỉ đã tăng nhanh từ 48 ca mới phát hiện trong tháng 6/2023 lên 80 ca mới trong tháng 7 và 145 ca mới trong tháng 8. 

Tại Trung Quốc, số ca mới phát hiện cũng tăng lên nhanh chóng, từ 106 ca trong tháng 6/2023 lên khoảng 500 ca mới mỗi tháng trong giai đoạn tháng 7-8. 

Tuy nhiên trên thực tế, số ca mắc đậu mùa khỉ chắc chắn cao hơn do người mắc bệnh không được xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời, thậm chí nhiều nơi còn thiếu kít xét nghiệm.

Đỉnh điểm của đợt bùng phát trước là vào khoảng tháng 8 năm 2022 rồi giảm dần vào đầu năm 2023, trừ một số nước châu Phi, nơi có đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan.

Diễn biến bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới:

  • 90.439 người mắc đậu mùa khỉ (được xét nghiệm chẩn đoán)

  • 157 người tử vong do căn bệnh lây truyền này tại 115 quốc gia/vùng lãnh thổ.

  • Hơn 96% người mắc bệnh là nam giới, nhất là người đồng tính nam, tập trung nhiều ở độ tuổi lao động (29 - 41 tuổi).

10 quốc gia ghi nhận số ca mắc lớn nhất gồm: 

  • Hoa Kỳ (30.636)

  • Brazil (10.967)

  • Tây Ban Nha (7.580)

  • Pháp (4.154)

  • Colombia (4.090)

  • Mexico (4.062)

  • Peru (3.812)

  • Vương quốc Anh (3.782)

  • Đức (3.703)

  • Canada (1.496)

(Số liệu cập nhật đến ngày 11/9/2023 - theo WHO)

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về căn bệnh được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Từ đó mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như toàn xã hội. 

Nguồn: Tổng hợp

Medda - Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115

Nguồn: Medda - Sức khỏe trong tầm tay

Tác giả