Bệnh lao phổi có phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm?

Bệnh lý về hô hấp là một trong những nhóm bệnh hàng đầu nhiều người mắc phải, trong đó bệnh lao phổi lại là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tuy hiện nay đã có thể chữa được bệnh lao phổi, song, khả năng lây nhiễm cũng như những biến chứng mà chúng gây nên vẫn khiến nhiều người phải cẩn trọng. Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn tổng quát nhất về bệnh lao phổi và xem rằng liệu chúng có thật sự nguy hiểm.




1. Bệnh lao phổi – Bệnh lý hô hấp phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay

Lao phổi hay còn gọi là Tuberculosis, là một bệnh lý do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Bệnh lao phổi đã xuất hiện từ lâu, chúng khá phổ biến nhưng cũng là một trong những bệnh lý về hô hấp nguy hiểm nhất trên thế giới, đặc biệt tại các nước có trình độ y tế kém phát triển. Vi khuẩn Tuberculosis chủ yếu tấn công phổi nhưng tầm ảnh hưởng của nó còn tác động đến các bộ phận khác của cơ thể như thận, xương và ngay cả hệ thần kinh.


>>> Xem thêm: 


Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, mỗi năm có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao phổi, trong đó khoảng 1,5 triệu người tử vong. Do sự lây lan nhanh chóng cùng mầm bệnh tiềm tàng trong cơ thể, thêm vào đó là sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc, khiến cho bệnh lao phổi trở thành mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.


2. Liệu bệnh lao phổi có phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hay không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết hơn về cơ chế lây bệnh của lao phổi. Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua không khí, nguồn bệnh có thể đến từ người hoặc động vật mang mầm bệnh. Khi người bệnh lao phổi ho, hắt hơi hoặc thậm chí chỉ cần nói chuyện, vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có thể phát tán trong không khí dưới dạng giọt bắn siêu nhỏ. Chỉ cần những người xung quanh hít phải vi khuẩn này sẽ bị lây nhiễm nguồn bệnh.




Tuy nhiên, khi vi khuẩn này tồn tại trong người, người chứa vi khuẩn có thể chưa mắc phải bệnh lao phổi, điều này xuất hiện với những người có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao. Trái lại, với những người có sức đề kháng yếu, hệ hô hấp kém sau khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ dễ dàng xuất hiện ngay những biểu hiện ban đầu của lao phổi.


Vi khuẩn lao phổi có thể lây lan rất nhanh trong cộng đồng, nhất là trong không gian kín, thiếu thoáng khí, những nơi đông đúc hoặc kém vệ sinh là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tiếp cận. Một người mắc bệnh có thể lây nhiễm cho 10 – 15 người khác mỗi năm nếu không được điều trị.


Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời bệnh lao phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, lao hạch hay nặng hơn là tử vong. Đặc biệt, lâu dài không điều trị sẽ dễ xuất hiện tình trạng lao kháng thuốc khiến việc chữa bệnh trở nên khó khăn cũng như tốn kém hơn.


Người mắc bệnh lao phổi thường khiến cho thể chất cùng tinh thần bị kiệt quệ. Xã hội ngày nay tuy không kỳ thị lao phổi nhiều, song vẫn sẽ có những hạn chế cho người gặp phải căn bệnh này trong hoạt động cuộc sống.


Tóm lại, tuy bệnh lao phổi không phải là căn bệnh xa lạ, nhưng những nguy hiểm về chúng nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời là khá cao. Do đó, cần có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh cùng với khả năng lây lan của chúng.




3. Cách phòng ngừa bệnh lao phổi đơn giản nhưng hiệu quả

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều đó đúng trong mọi tình huống, vì thế cần phòng ngừa hiệu quả khả năng lây nhiễm bệnh lao phổi cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Một trong số những cách tối ưu nhất chính là nâng cao đề kháng, giữ gìn vệ sinh. Cụ thể:


  • Tiêm phòng Vaccine: Vaccine BCG (Bacillus Calmette - Guerin) được nghiên cứu ứng dụng trong phòng ngừa hiệu quả bệnh lao phổi, nhất là đối với trẻ em. Vaccine tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngay cả các dạng lao nặng như lao màng não hay lao xương.
  • Giữ gìn vệ sinh: Như đã biết, môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển và lây lan. Vì thế, hãy vệ sinh cá nhân thật tốt, tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đeo khẩu trang cũng như kháng khuẩn tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tuy đã tiêm vaccine nhưng bởi một lý do nào đó mà cơ thể bị suy giảm miễn dịch nên vẫn có thể mắc bệnh. Do đó, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo phát hiện sớm lao phổi. Phát hiện sớm không chỉ đảm bảo khả năng điều trị hiệu quả cao cho bản thân, mà còn giúp gia đình và cộng đồng giảm lây nhiễm.
  • Tăng cường đề kháng cho bản thân: Không chỉ riêng bệnh lao phổi mà nhiều bệnh lý khác cũng có thể được ngăn chặn khi bạn có một sức đề kháng tốt. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lối sống khoa học cũng như luyện tập thể thao điều độ. Những điều đó sẽ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh vừa ngăn ngừa, vừa chống lại bệnh tật tốt hơn.


Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh chóng cùng nhiều biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng nếu bạn hoặc người xung quanh bạn mắc phải căn bệnh này. Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả và chữa khỏi nhanh chóng nếu bạn chú ý nhiều hơn đến sức khỏe. Vì thế, hãy sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe online của Medda để theo dõi tình hình cũng như cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả