Những lưu ý quan trọng về bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và ảnh hưởng đến rất nhiều người không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cùng Medda tìm hiểu về những lưu ý quan trọng về bệnh đau dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!



1. Đau dạ dày là gì?


Dạ dày thường được ví như “người bảo vệ”, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hoá và xử lý thức ăn. Lớp niêm mạc dạ dày chứa một lượng acid mạnh - acid clohidric với PH là 0.8 để chuyển hóa thức ăn thành dạng lỏng khi vào cơ thể. Tuy nhiên, môi trường cũng có thể bị đảo lộn khi lượng acid ấy tăng cao, niêm mạc của dạ dày không còn kháng cự dẫn đến hiện tượng lở loét dạ dày đi kèm các triệu chứng đau rát, nóng trong.


Mặc dù đau dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng rõ ràng nhưng có tới 10% số bệnh nhân không có cảm nhận đặc biệt cho đến khi biến chứng xuất hiện.


Một số khác sẽ có những dấu hiệu cụ thể của đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Đau do viêm loét có thể xuất hiện liên tục và âm ỉ hoặc theo chu kỳ, điều này phụ thuộc vào tình trạng ăn uống, căng thẳng và môi trường xung quanh.


Đau dạ dày thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ lối sống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt hay bị ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc. Bệnh còn khiến người bệnh không thoải mái, đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với công việc và các hoạt động hàng ngày.




2. Những lưu ý trong bữa ăn của người mắc bệnh đau dạ dày


Phần lớn nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày chính là về việc ăn uống không lành mạnh, không phù hợp. Do đó, để điều trị/phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, bạn cần quan tâm đến là chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho người đau dạ dày:


Những thực phẩm rau củ xanh: như cải kale, cải xanh và cà chua, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, có thể giúp giảm việc kích thích tăng sản acid dạ dày. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như quả mâm xôi, lúa mạch và ngũ cốc nguyên hạt, không chỉ giúp tăng cường sự hấp thụ acid mà còn giảm cảm giác đầy bụng.


>>>>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày là gì?


Lựa chọn những thực phẩm ít chất béo: Thực phẩm ít chất béo giúp giảm áp lực lên dạ dày và tránh kích thích sản xuất acid dạ dày. Bạn có thể nướng hoặc hấp thay vì chiên. Cũng nên chú ý đến thực phẩm giàu chất nhầy như quả lanh, hạt chia, cà chua đen bởi chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích thích từ acid.


Thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa là lựa chọn tốt để giữ cho dạ dày không phải làm việc quá mức. Cá, thịt gà là những nguồn protein dễ tiêu hóa và có thể được tích hợp vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bạn nên hạn chế tối đa thực phẩm cay nồng, thực phẩm chua, đồ uống có ga vì chúng có thể kích thích dạ dày và làm tăng cảm giác đau.


Nước lọc là một lựa chọn tốt để giữ cơ thể được cung cấp đủ nước, giúp giảm cảm giác đau, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Uống đủ nước cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe niêm mạc dạ dày.


Đặc biệt, người mắc bệnh đau dạ dày tuyệt đối không nên nhịn đói bởi khi bụng trống rỗng, dạ dày sẽ tiết nhiều dịch acid gây ra tình trạng đau bụng dữ dội. Niêm mạc dạ dày lúc này sẽ bị ăn mòn dần dẫn đến tình trạng viêm loét, điều trị mãi không khỏi.



3. Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đau dạ dày


Để điều trị bệnh đau dạ dày, việc có một chế độ ăn phù hợp là chưa đủ, người bệnh cũng cần tuân thủ một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt tác động và hỗ trợ quá trình điều trị:


Việc kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong chế độ sinh hoạt. Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và làm gia tăng khả năng xuất hiện triệu chứng đau. Đồng thời, giảm stress cũng đóng góp vào việc kiểm soát đau dạ dày. Thiền, yoga và vận động nhẹ nhàng là những phương pháp giảm stress hiệu quả.


Tránh ăn trước khi đi ngủ là một lời khuyên quan trọng, giúp giảm nguy cơ trào ngược acid dạ dày khi nằm xuống. Không nên uống quá nhiều nước cùng lúc với thức ăn để tránh loại bỏ acid dạ dày quá mức.


Sau khi ăn cần nghỉ ngơi một thời gian ngắn, tránh nằm hoặc hạn chế hoạt động mạnh khiến các hoạt động tiêu hóa bên trong dạ dày bị rối loạn, rất dễ bị đau bụng. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn đạt được hiệu quả tốt nhất.


Xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no hoặc nhịn ăn.


Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa khác nhau, nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp. Nếu các triệu chứng của bệnh đau dạ dày không giảm bớt hoặc trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, hãy tham vấn với bác sĩ hoặc đến các cơ sở Y tế gần nhất để được đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc sức khỏe.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay


Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.
Hotline: 0853 999 115




Tác giả