Thực trạng đau khớp gối ở giới trẻ hiện nay
Đau khớp gối là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi tuy nhiên nó cũng xảy ra ở giới trẻ ngày nay. Hãy cùng Medda tìm hiểu nguyên nhân tại sao tình trạng này lại xuất hiện ở giới trẻ trong bài viết sau, từ đó đưa ra những phương pháp khắc phục bệnh đau khớp gối hiệu quả hơn.
1. Nguyên nhân gây đau khớp gối ở giới trẻ
Đau khớp gối ở giới trẻ là vấn đề ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhiều người. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
Tập luyện không đúng cách: Hoạt động thể thao như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ với cường độ cao, không đúng kỹ thuật có thể gây căng thẳng lên khớp gối, các mô mềm xung quanh, gây ra viêm, đau và tổn thương.
Chấn thương: Tai nạn, rơi, va chạm trong hoạt động thể thao hoặc các hoạt động hàng ngày có thể gây tổn thương cho cấu trúc của khớp gối như dây chằng, mô liên kết và meniscus.
Cân nặng tăng nhanh: Tăng cân nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì có thể tạo áp lực quá mức lên khớp gối, gây ra một loạt vấn đề như viêm, đau và căng cơ.
Lối sống thiếu lành mạnh: Việc ngồi quá nhiều, thiếu hoạt động thể chất sẽ làm cho cơ bắp yếu đi, áp lực lên khớp gối tăng dần, đồng nghĩa với việc mất cân bằng giữ cơ và mô liên kết dẫn tới sự suy yếu của khớp gối.
Các bệnh lý khác: Ngoài nguyên nhân trên còn có nhiều bệnh lý khác có thể gây đau khớp gối ở giới trẻ. Các bệnh như bệnh gout, bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công gây nên tình trạng sưng, đau tại các khớp.
Nếu bạn có triệu chứng đau khớp gối nghiêm trọng hoặc kéo dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bạn có thể sử dụng ứng dụng y tế số Medda để đặt lịch khám nhanh chóng với các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hàng đầu tại Việt Nam.
>>>>>Tìm hiểu thêm:
2. Cách khắc phục tình trạng đau khớp gối
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên nhân như chấn thương, viêm khớp hoặc căng thẳng do hoạt động vận động. Dưới đây sẽ là một số phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng đau khớp gối mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
2.1 Tập thể dục
Thực hiện các bài tập tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, pilates, đạp xe hoặc bơi lội sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cho cơ bắp xung quanh khớp gối. Điều này có thể giúp cải thiện chức năng của khớp một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bị chấn thương nên tránh tập thể dục, thể thao để cơ thể nghỉ ngơi, các vị trí chấn thương không trở nên nghiêm trọng hơn.
2.2. Kiểm soát cân nặng
Trong cuộc sống bộn bề ngày nay, tỷ lệ béo phì, thừa cân ngày càng gia tăng. Sự tích tụ mỡ thừa trên cơ thể không chỉ khiến bạn mệt mỏi, chậm chạp mà còn tỉ lệ thuận với áp lực lên đầu gối. Về lâu về dài sẽ làm tăng nguy cơ đau khớp và gây hao mòn khớp. Chính vì vậy, hãy làm chủ cân nặng của mình để tránh bị đau khớp cũng như các bệnh lý liên quan tới tim mạch, huyết áp,...
2.3. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng khô khớp. Hãy ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu bởi vì omega-3 có tính kháng viêm cực kỳ tốt. Ăn nhiều rau cải xanh và hoa quả giúp cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa, các vitamin cần thiết giúp tăng tiết dịch khớp và thúc đẩy quá trình tổn thương của khớp.
Người bị đau khớp cần tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhiều muối như cá khô, dưa chua, cà muối hay thực phẩm chứa nhiều đường: bánh, kẹo, nước ngọt,...vì những thành phần này khiến cơ thể lão hóa nhanh chóng, cản trở quá trình chữa lành tổn thương khớp, dẫn tới triệu chứng đau nhức nghiêm trọng hơn.
2.4. Sử dụng phương pháp chườm nóng - lạnh
Khi gặp phải cơn đau khớp gối, phương pháp chườm nóng hoặc lạnh thường được ưu tiên sử dụng. Dưới đây là cách thực hiện phương pháp này:
Chườm nóng (để giảm đau và giãn cơ)
Sử dụng gói ấm hoặc túi hạt nóng để áp dụng nhiệt lên khu vực đau khớp gối.
Giữ nhiệt trong khoảng 15-20 phút để giúp cơ bắp xung quanh khớp thư giãn và giảm căng thẳng.
Chườm nóng có thể giúp tăng tuần hoàn máu và giảm cảm giác đau.
Chườm lạnh (để giảm viêm và làm tê mất cảm giác)
Sử dụng túi lạnh hoặc gói đá để áp dụng lạnh lên khu vực đau khớp gối.
Giữ lạnh trong khoảng 10-15 phút để giảm viêm và làm tê mất cảm giác.
Chườm lạnh có thể giúp hạn chế viêm, giảm sưng và giảm đau.
Luân phiên chườm nóng - lạnh:
Một phương pháp hiệu quả khác là luân phiên áp dụng nóng và lạnh vào khu vực đau. Bắt đầu bằng chườm nóng sau đó chuyển sang chườm lạnh sau một khoảng thời gian nhất định.
Luân phiên này có thể giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm, giảm đau và cải thiện linh hoạt của khớp.
2.5. Phương pháp châm cứu
Châm cứu là một phương pháp truyền thống trong y học Trung Quốc có thể được sử dụng để giảm đau và cải thiện tình trạng khớp gối. Bằng cách châm cứu vào các điểm trên cơ thể, đặc biệt là các điểm liên quan đến khớp gối, nó có thể kích thích tuần hoàn máu và năng lượng, giúp giảm đau và cải thiện linh hoạt của khớp. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích hệ thần kinh, giúp cơ thể sản xuất hormone endorphin tự nhiên, giảm cảm giác đau và tạo ra cảm giác thoải mái.
Trước khi quyết định sử dụng châm cứu để giảm đau khớp gối, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trong ngành để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp phù hợp.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu được nguyên nhân cũng như các giải pháp để hạn chế tình trạng đau khớp gối. Hãy kiên trì tập luyện, duy trì các phương pháp trên để đạt được kết quả tốt. Nếu tình trạng không thuyên giảm hãy tới khám bác sĩ để nhận được tư vấn và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |