Bệnh xương khớp thường gặp ở những độ tuổi nào?

Bệnh xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Từ những cơn đau nhẹ cho đến những biến chứng nghiêm trọng, khi không được điều trị đúng cách, bệnh xương khớp có thể gây ảnh hướng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Hiểu rõ những bệnh lý liên quan đến xương khớp ở các độ tuổi mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề này cũng như có những biện pháp phòng tránh phù hợp.




1. Bệnh xương khớp ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Ở lứa tuổi dậy thì đến trước giai đoạn trưởng thành (trước 25 tuổi) là giai đoạn mà cơ thể  được phát triển toàn diện cũng như thay đổi nhanh chóng. Đây cũng là độ tuổi mà các bệnh xương khớp ít tác động nhất, song, không phải là không có.


Hai trong số những bệnh lý về xương khớp ở độ tuổi thanh thiếu niên phổ biến là chấn thương sụn tăng trưởng và viêm khớp tự phát thiếu niên. Cụ thể:

  • Chấn thương sụn tăng trưởng là vấn đề do tổn thương sụn tăng trưởng từ chấn thương hay khi tham gia các hoạt động thể chất quá mạnh. Sụn tăng trưởng là vùng mềm dẻo nằm ở cuối các xương dài và chịu trách nhiệm cho sự phát triển chiều dài của xương, do đó chúng tác động đến chiều cao của trẻ. Khi gặp chấn thương sụn tăng trưởng, bao gồm gãy xương hay tổn thương sụn, khi không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hoặc biến dạng xương.
  • Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi. JIA là bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô lành, gây tăng sinh quá mức tế bào ở màng hoạt dịch khiến viêm và tổn thương khớp. Trẻ có thể cảm thấy sưng, đau, cứng khớp. Để chẩn đoán JIA đòi hỏi sự theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng cũng như sử dụng thuốc chống viêm không steroid để ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng như tổn thương khớp vĩnh viễn.


2. Bệnh xương khớp ở người trưởng thành

Bước vào độ tuổi trưởng thành xương khớp bắt đầu tình trạng lão hóa cùng với lối sống sinh hoạt thiếu khoa học hay thói quen nghề nghiệp mà tỉ lệ gặp các vấn đề xương khớp ở độ tuổi này ngày càng tăng cao.




Không luyện tập thể thao thường xuyên cộng với chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến có thể không tổng hợp đủ chất để bù đắp vào quá trình lão hóa của xương, xương khớp ngày càng khô cứng, thiếu linh hoạt.


Bên cạnh đó, thói quen nghề nghiệp như ngồi trong thời gian dài, bưng vác vật nặng nhiều năm cũng có thể ảnh hưởng đến cơ xương khớp, nhất là vấn đề về thoái hóa cột sống, đốt sống cổ.


Trong đó, thoái hóa khớp phổ biến nhất ở người trưởng thành trên độ tuổi 40. Một khi sụn bảo vệ đầu xương bị mòn đi theo thời gian sẽ dẫn đến các cơn đau hay cứng khớp. Thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu ở khớp gối, khớp hông và khớp bàn tay.


Một bệnh lý khác cũng xảy ra ở độ tuổi trưởng thành là viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến niêm mạc của các khớp gây viêm và biến dạng khớp. Khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp bắt đầu ảnh hưởng với các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, lâu dần lan rộng đến khác khớp lớn hơn như khớp gối, khớp vai.


3. Bệnh lý xương khớp ở người cao tuổi

Ở giai đoạn cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, các cơ quan của cơ thể bắt đầu lão hóa, yếu ớt hơn do không thể tiếp nhận dinh dưỡng hiệu quả. Xương khớp trong giai đoạn này dễ bị gãy, những cơn đau nhức diễn ra nhiều hơn với mức độ cao.




Khi mà các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm không được cơ thể hấp thụ khiến xương yếu và loãng xương bắt đầu xuất hiện. Loãng xương thường gặp ở bất cứ ai khi bước vào giai đoạn lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Mật độ xương giảm đi, xương có thể dễ dàng gãy chỉ với tác động nhỏ như té ngã thông thường và việc gãy xương sẽ cần thời gian lâu hơn để có thể bình phục.


Không chỉ xương mà cơ khớp cũng bị ảnh hưởng rất lớn khi lớn tuổi, biểu hiện rõ ràng nhất khi thoái vị đĩa đệm xảy ra. Thoái vị đĩa đệm là một quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống khi các đĩa đệm giữa các đốt sống mất đi độ đàn hồi, dẫn đến cứng khớp, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức kéo dài.


Ở người cao tuổi, cơ thể suy yếu khiến nhiều bệnh lý thường xuất hiện đồng thời. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách các bệnh xương khớp, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khác, tác động lẫn nhau, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng thường phải đối mặt với các bệnh liên quan đến khớp phổ biến như bệnh gout, viêm khớp,...


4. Phòng ngừa bệnh xương khớp cho mọi lứa tuổi bằng lối sống lành mạnh

Các bệnh xương khớp xảy ra bởi hai nguyên nhân chính là thiếu dưỡng chất và tác động sai lệch trong thời gian dài. Vì thế, để phòng ngừa bệnh xương khớp cần tác động thay đổi tích cực để giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh.


Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi giai đoạn phát triển cơ thể cần đủ chất để tăng chiều cao. Canxi và vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho xương chắc khỏe. Do đó, dù ở độ tuổi nào cũng cần tìm kiếm các loại thực phẩm chứa các dưỡng chất trên cùng nhiều khoáng chất giúp việc hấp thu hiệu quả. Các dòng thực phẩm như sữa, cá hồi, trứng được các chuyên gia khuyên dùng để phòng ngừa thiếu dưỡng chất ở xương.


Xương khớp nếu lâu ngày không được hoạt động đầy đủ có thể bị khô cứng khớp. Do đó, hãy tập các bài thể chất đơn giản như đi bộ, bơi lội hay môn thể thao nào đó để tăng cường sự linh hoạt của khớp, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Bạn nên tập luyện hay chạy bộ vào buổi sáng, đây là thời gian ánh nắng mặt trời chứa nhiều vitamin D tự nhiên cho cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất. Tuy nhiên, quá trình luyện tập thể thao nên được thực hiện chính xác ở các tư thế, vận động ở mức độ vừa phải để giảm chấn thương lên xương khớp.


Riêng với người từ độ tuổi trưởng thành trở lên, nên chú ý khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm các vấn đề xương khớp cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, mọi người nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường.


Bệnh xương khớp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Mỗi lứa tuổi lại có nguy cơ mắc các loại xương khớp khác nhau đặc trưng của nhóm tuổi đó. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp, hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ. Đừng bỏ lỡ cơ hội chăm sóc bản thân tốt hơn bằng cách tải ngay ứng dụng Medda để được bác sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết và dễ dàng đặt lịch thăm khám ngay trong tầm tay!


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả