Cách ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm bệnh cúm A

Dịch cúm A thường có những triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường. Do đó, rất nhiều người bệnh thường chủ quan khi cảm thấy mệt mỏi, ho, sốt, đau họng, đau đầu và tự mua thuốc điều trị nhà. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ngay các cách ngăn ngừa và giải quyết dứt điểm căn bệnh cúm A qua bài viết sau đây nhé!




1. Dịch cúm A là bệnh gì?

Dịch cúm A là một căn bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp do các virus cúm mùa gây nên. Hiện nay, các virus cúm A xuất hiện nhiều và phổ biến nhất phải kể đến A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1… Theo các y bác sĩ, chủng A/H5N1 và chủng A/H7N9 là 2 virus cúm thường xuất hiện ở động vật, gia cầm có khả năng lây bệnh sang người và tạo thành ổ dịch cúm.


Dịch cúm A thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm bình thường. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cúm A có thể diễn biến nghiêm trọng, trở thành một đại dịch, đe dọa sức khỏe của mọi người.


2. Các biểu hiện, triệu chứng của dịch cúm A

Cúm A sẽ có các biểu hiện của cảm cúm mùa như hắt hơi, đau họng, đau tức ngực, chảy mũi, hắt xì, sốt, đau đầu, khó chịu. Thông thường, các triệu chứng này có thể tự hết hoặc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị sau 5-7 ngày.


Mặc dù đã điều trị nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng như nhiễm trùng tai, tức ngực hay viêm phổi. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, khi cúm A trở nặng sẽ có các biểu hiện như sốt li bì, bỏ ăn, tay chân lạnh, khó thở… Vì vậy, bạn nên quan sát và can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe, tính mạng.




3. Các đối tượng dễ mắc cúm A

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải dịch cúm A. Tuy nhiên, theo các khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus cúm thường xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, một số trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Đối tượng có bệnh nền như suy tim, suy thận, hệ miễn dịch yếu, tiểu đường, cao huyết áp…
  • Phụ nữ mang thai đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ.
  • Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nhiều rác thải.
  • Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A


>>> Bỏ túi: 5 cách hạ sốt cho trẻ cấp tốc phụ huynh cần biết


4. Các cách điều trị dịch cúm A

Có rất nhiều cách điều trị cúm A khác nhau tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện chữa trị theo yêu cầu của y bác sĩ:


4.1. Điều trị dịch cúm A tại nhà

Với những trường hợp bị cúm A ở mức độ nhẹ, không có biến chứng, bệnh nhân có thể tham khảo cách điều trị tại nhà như sau:

  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi bác sĩ cho phép.
  • Tắm bằng nước ấm, mặc áo quần thông thoáng để nhiệt độ cơ thể được điều hòa.
  • Khi tiếp xúc với những người bệnh khác, cần đeo khẩu trang.
  • Người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám, điều trị nếu sau 7 tình trạng bệnh vẫn chưa thuyên giảm và có chiều hướng diễn biến xấu hơn.




4.2. Điều trị cúm A ở bệnh viện

Đối với các bệnh nhân mắc phải các dịch cúm A nặng, xuất hiện các biến chứng cần được đưa cấp cứu tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, khám sàng lọc và chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.


Ngoài ra, theo các bác sĩ, thuốc kháng sinh Tamiflu sẽ được chỉ định điều trị bệnh cúm A với các trẻ từ 1 tuổi trở lên. Đồng thời, ngoài thuốc Tamiflu, bệnh nhân sẽ được bổ sung thêm nhiều loại thuốc khác tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng của mỗi người.


5. Cách cách phòng ngừa dịch cúm A

Để ngăn chặn sự xuất hiện của dịch cúm A, Bộ Y Tế thường khuyến cáo người dân tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:


5.1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Cụ thể, bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm A. Trong mùa dịch, bạn nên tránh đi ra chỗ đông người, tụ tập, hội họp. Ngoài ra, việc tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh cho cơ thể cũng hạn chế được sự tác động của virus, vi khuẩn.


5.2. Tăng cường sức đề kháng

Một trong những cách phòng ngừa dịch cúm A hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là tăng cường sức đề kháng. Bằng cách bổ sung dinh dưỡng, vitamin thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc bổ sung thực phẩm chức năng, bạn đã tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân. Ngoài ra, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên.


>>> Xem ngay: Sốt virus có thật sự nguy hiểm?


5.3. Tiêm phòng vắc xin cúm A

Tiêm phòng cũng là cách ngăn ngừa dịch cúm A bùng phát. Bạn nên tiêm phòng cúm đầy đủ trước mùa dịch. Hiện nay, vắc xin cúm A đang được bán lẻ rộng rãi và được Bộ Y Tế triển khai tiêm chủng trên các hệ thống tiêm chủng trên toàn quốc.


Dịch cúm A là một căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, cúm A có thể khiến bạn gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và phòng ngừa hiệu quả, bạn nên đặt lịch khám với các bác sĩ, chuyên gia tại ứng dụng Medda để được tư vấn cách bảo vệ cơ thể nhé!


Meda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả