Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng tránh ba mẹ cần biết

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của trẻ nhỏ. Vấn đề này cần sự can thiệp ngay lập tức để đảm bảo hoạt động thể chất và tinh thần ở trẻ em. Vì vậy, ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của con.



1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng khi các cơ quan trong hệ tiêu hóa của trẻ không hoạt động đúng cách. Những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, buồn nôn và đi ngoài liên tục.


Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Khi rối loạn tiêu hóa xảy ra, có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn, còi xương và suy giảm chức năng miễn dịch. Điều này tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe và gây lo ngại cho phụ huynh.



>>>>> Xem thêm:


2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể bao gồm:

  • Sức đề kháng yếu: đặc biệt là trẻ em không được bú sữa mẹ có thể có sức đề kháng yếu, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

  • Sử dụng kháng sinh: thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường sống xung quanh trẻ.

  • Trẻ trong thời kỳ ăn dặm: trẻ trong giai đoạn này thường chưa hoàn thiện hệ vi sinh vật trong ruột và chưa quen với thức ăn rắn, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: tiêu thụ quá nhiều đạm, đường, thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ.

  • Vận động ngay sau bữa ăn: chạy nhảy ngay sau khi ăn có thể gây căng cơ vòng tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.

  • Stress tâm lý và thói quen thức khuya kéo dài: stress và thói quen thức khuya có thể kích thích dây thần kinh, dẫn đến tăng tiết acid dạ dày và làm mất cân bằng độ pH trong đường tiêu hóa.

3. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ

3.1 Nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hay còn gọi là dạ dày thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần hết khi cấu trúc của hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn chỉnh.



3.2 Tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nhiễm ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn uống (ví dụ như ăn đồ hỏng, dị ứng thực phẩm,...). Trong những trường hợp tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, có thể gây mất nước và mất điện giải nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp bù nước hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol, ba mẹ hãy chú ý tuân thủ cách sử dụng oresol cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn như không uống được, lừ đừ, li bì, hôn mê hoặc co giật, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3.3 Táo bón

Táo bón là một trong những biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Táo bón được nhận diện qua việc trẻ không đi tiêu đều, không có thói quen đi tiêu và có thể mất hơn 3 ngày mới đi tiêu một lần. Các triệu chứng của táo bón bao gồm phân khô, cứng và đôi khi trẻ có thể cảm thấy đau, thậm chí có thể có máu trong phân.

3.4 Ợ hơi, chán ăn

Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các dấu hiệu như bụng căng, đầy hơi và ợ hơi liên tục. Bụng của trẻ có thể trở nên căng và to lên do khí tích tụ, đồng thời việc ợ hơi xảy ra thường xuyên, gây cảm giác chán ăn cho trẻ. Ngoài ra, một dấu hiệu khác là miệng của trẻ có thể có mùi hôi.

3.5 Đi ngoài phân sống

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống, tức là phân có chứa bã của những thực phẩm mà cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn. Phân thường có dạng nát và có thể chứa các sợi rau hoặc mẩu thực phẩm vẫn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

3.6 Đau bụng

Cơn đau bụng dai dẳng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đây cũng là triệu chứng của bệnh viêm ruột, có thể do nhiễm khuẩn hoặc bệnh Crohn.


Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần quan sát và ghi nhận các triệu chứng của bé để thảo luận với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để xác định nguyên nhân gây đau bụng cho bé.

3.7 Một số triệu chứng khác

  • Phát ban: Nếu bé nhà bạn bị phát ban trên da hoặc khó thở ngay sau khi ăn, có thể bé đang gặp phải dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng có thể bao gồm các đốm ngứa, sưng và mề đay trên da. Bên cạnh đó, bé có thể gặp các vấn đề hô hấp như thở khò khè, hắt hơi và đau họng.

  • Đi ngoài có máu: Máu trong phân có thể xuất hiện dưới dạng vệt đỏ hoặc làm cho phân có màu đen.


    4. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

    Để duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và cân bằng cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn phòng ngừa các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

    • Đảm bảo thực phẩm sạch, đảm bảo ăn chín và uống sôi.

    • Hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ và tránh uống nước có ga.

    • Cho trẻ ăn uống đúng giờ, khuyến khích rèn cho trẻ thói quen nhai chậm và kỹ.

    • Cho trẻ vận động thường xuyên, tránh căng thẳng trong tâm lý của bé.

    5. Kết luận

    Trên đây là các thông tin liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Hy vọng với những chia sẻ này, ba mẹ đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động phòng ngừa, theo dõi, phát hiện và điều trị sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 


    Medda- Sức khỏe trong tầm tay

    Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

    Hotline: 0853 999 115




    Tác giả