Mách bạn 5 cách trị dứt điểm rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng nhiều người gặp phải với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn. Vậy làm thế nào để trị dứt điểm rối loạn tiền đình? Cùng Medda xem qua các cách điều trị tiền đình hiệu quả trong bài viết sau nhé!
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Những người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3, B6, vitamin C, vitamin D như thịt, cá, trứng, chuối, cam, óc chó, ớt chuông,...để tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu.
Bên cạnh đó, để trị dứt điểm rối loạn tiền đình thì người bệnh cũng cần hạn chế muối và đường trong bữa ăn, vì chúng có thể làm giảm lưu thông máu, tăng huyết áp; nên tránh sử dụng cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn và các loại chất béo.
2. Tập thể dục, thay đổi thói quen sinh hoạt
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn cải thiện chức năng tiền đình. Các bài tập giúp giảm chóng mặt, cân bằng cơ thể hơn như đi bộ trên đường thẳng hoặc các bài yoga có thể giúp rèn luyện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Hơn nữa, bơi lội và các bài tập aerobic nhẹ nhàng cũng hỗ trợ tốt cho hệ thống tuần hoàn và giảm các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng.
>>>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu một số dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình
- Khám bệnh online ở app Medda có hiệu quả không?
Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình cũng nên thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như: không nên ngồi xuống đứng lên quá nhanh, tránh thay đổi tư thế đột ngột; kê gối cao vừa phải khi ngủ để cho tuần hoàn máu ổn định, tránh việc thiếu oxy gây khó thở, buồn nôn; ngủ đủ giấc và không nên thức khuya.
3. Thực hiện động tác vẩy tay để giảm chóng mặt
Bài tập vẩy tay sẽ góp phần trị dứt điểm rối loạn tiền đình cho người bệnh, là một phương pháp giúp cải thiện lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu.
- Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, tay thả lỏng xuống hai bên, giữ tâm thế thoải mái, hít thở sâu để cơ thể thư giãn.
- Thực hiện: Đưa hai tay ra phía trước, sau đó vẩy mạnh tay ra phía sau. Lưu ý cần giữ cơ thể ở tư thế thẳng đứng, không cúi người, duy trì tốc độ đều đặn, nhịp nhàng khi vẩy tay. Khuyến khích nên thực hiện động tác này từ 50 đến 100 lần mỗi ngày.
- Hoàn thành: Sau khi hoàn thành các động tác, từ từ thả lỏng hai tay xuống và hít thở sâu để thư giãn toàn bộ cơ thể. Lưu ý nên giảm dần tốc độ vẩy tay trước khi kết thúc bài tập.
Đây là bài tập rất dễ thực hiện và không đòi hỏi thiết bị đặc biệt, phù hợp với mọi đối tượng và có thể thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
4. Ấn huyệt và xoa bóp
Áp dụng phương pháp cổ truyền như ấn huyệt, xoa bóp cũng góp phần làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Bằng cách kích thích các huyệt đạo liên quan về đau đầu, chóng mặt để giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn và cân bằng cơ thể.
Tham khảo một số huyệt đạo thường được sử dụng để trị rối loạn tiền đình như:
- Huyệt Bách Hội: Huyệt được xem là nơi giao thoa của các kinh mạch, nằm ở vị trí đỉnh đầu trên cơ thể. Khi ấn huyệt Bách Hội, máu sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp giảm cảm giác chóng mặt và đau đầu.
- Huyệt Thái Dương: Nằm ở hai bên thái dương, huyệt này giúp giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu lên não. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thái dương theo vòng tròn sẽ để giảm căng thẳng và triệu chứng hoa mắt.
- Huyệt Phong Trì: Một huyệt nằm ở phía sau gáy, gần chân tóc, có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng chóng mặt và đau đầu. Ấn huyệt kết hợp với xoa bóp nhẹ vùng cổ gáy sẽ mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu.
5. Sử dụng thuốc điều trị
Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc là cần thiết để kiểm soát và điều trị rối loạn tiền đình. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê toa bao gồm thuốc chống chóng mặt, thuốc giảm buồn nôn và thuốc tăng cường tuần hoàn máu. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp với những cách điều trị ở trên để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và trị dứt điểm rối loạn tiền đình.
Kết luận
Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cơ thể, tuy nhiên với các phương pháp điều trị hiệu quả như Medda đã chia sẻ ở trên về chế độ ăn uống, tập thể dục, thực hiện các bài tập trị liệu, sử dụng thuốc thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và trị dứt điểm rối loạn tiền đình. Điều quan trọng là phải kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị, cùng với đó là kết hợp với sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để đạt được kết quả tốt nhất. Sự chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |