Nguy cơ bệnh bạch hầu bùng phát mạnh trên thế giới

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Đây là căn bệnh từng đem đến nỗi ám ảnh cho toàn thế giới, vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm đến mức nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.




1. Bệnh bạch hầu là gì ?

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh vừa gây nhiễm độc vừa gây nhiễm trùng cấp tính. Bệnh sẽ lây lan qua đường hô hấp do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (C.diphtheriae) gây ra.


Những triệu chứng rõ ràng nhất thể hiện bạn đang nhiễm bệnh là viêm họng và có lớp màng giả (giả mạc) màu trắng. Tùy theo từng vị trí mà vi khuẩn sẽ tấn công và làm hại nó. Ngoài cổ họng thì những đốm trắng còn xuất hiện ở amidan, mũi, thanh quản,..Thậm chí là bộ phận sinh dục, ở kết mạc mắt.


Vi khuẩn có thể lan lan qua đường hô hấp là chủ yếu. Nhưng chúng vẫn có thể lây gián tiếp qua đường ăn uống, đồ dùng, quần áo,....


2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm vì chúng sẽ gây ra những biến chứng nặng về tim mạch, thần kinh, suy đường thở, đường hô hấp cho người mắc phải. Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong 5-10%. Con số này sẽ tăng lên tùy độ tuổi, đối với trẻ dưới 4 tuổi thì 20% tử vong. Đây cũng là tỷ lệ tử vong đối với nhóm người từ 40 tuổi trở lên.


Đối với những người chưa từng tiêm vắc xin ngừa bệnh thì tỷ lệ tử vong là 10-30%, đặc biệt là phụ nữ đang trong thai kỳ thì tỷ lệ này sẽ lên đến 50%. Một điều lưu ý là đối với phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ sinh non hay sảy thai nếu không có những phương án chữa trị kịp thời.




Những biến chứng từ bệnh bạch hầu đều sẽ gây ra những tổn thương cực kỳ nghiêm trọng đến thận, hệ thần kinh và tim nếu không được phát hiện và điều trị. Biến chứng phổ biến nhất mà các bệnh nhân thường gặp là viêm cơ tim, liệt cơ chi cơ hoành và viêm dây thần kinh.


Đối với trẻ em sẽ gây ra tình trạng ăn uống khó khăn, không thở được, da xanh xao, nhịp tim đập nhanh,... Trong vòng 6 đến 10 ngày, những tình trạng này vẫn xảy ra và gây tắc đường thở dẫn đến tử vong.


3. Ai sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Bất kỳ ai chưa từng tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm nhất, đối tượng tiếp theo là người lớn tuổi. Hệ miễn dịch của nhóm người này đã suy yếu hoặc chưa phát triển đầy đủ vì vậy họ rất dễ mắc những căn bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh bạch hầu.


Ngoài ra, nhóm người dễ mắc bệnh cần phải lưu ý là những người có bệnh lý nền như tim mạch, bệnh thận, tiểu đường,.... cũng có hệ miễn dịch yếu nên sẽ dễ mắc bệnh hơn so với người khỏe mạnh.


Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu lây lan qua không khí, khiến những người sống trong khu vực đông đúc và thiếu vệ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm. Đặc biệt, một số nhóm nghề nghiệp như nhân viên y tế, giáo viên và người chăm sóc trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.


4. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu sẽ bị nhầm lẫn với một số bệnh cảm cúm, viêm họng,... thông thường vì chúng sẽ không có triệu chứng điển hình. Tùy thuộc vào nơi mà vi khuẩn trú ngụ sẽ xảy ra những biểu hiện khác nhau. Bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện ở 2 thể chủ yếu là ở đường hô hấp và ngoài đường hô hấp.


Trong đó thể đường hô hấp sẽ là chủ yếu như sau:

  • Bạch hầu mũi: Chiếm khoảng 4 – 12% các trường hợp và gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi và sốt nhẹ, tương tự cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau vài ngày, bao gồm dịch mũi nhiều kèm theo máu nhầy, viêm và lở loét ở bờ môi trên hoặc cánh mũi.
  • Bạch hầu họng: Thể đường hô hấp ở họng sẽ chiếm từ khoảng 40 – 70% và làm cho người bệnh gặp những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng (chiếm 80-95%) và khó nuốt (chiếm 50%). Trẻ nhỏ có thể nôn ói và xuất hiện giả mạc ở vùng hầu họng. Các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau 24-48 giờ, với sự xuất hiện của mủ và chấm trắng ở họng, giả mạc dày lên và lan ra amidan, mũi hoặc thanh quản. Giả mạc dày, có chấm xuất huyết màu đen hoặc xám, bám chặt vào lớp thượng bì và khó bong tróc.
  • Bạch hầu thanh quản: Ít gặp hơn, chiếm khoảng 20-30% các trường hợp, ban đầu gây khàn tiếng và ho khan, sau đó là thở rít thanh quản. Nếu không được điều trị kịp thời, giả mạc sẽ phát triển và lấp đầy đường hô hấp, gây ngạt thở và tử vong.
  • Thể bạch hầu ngoài đường hô hấp: Bao gồm bạch hầu da, bạch hầu mắt hoặc thể bạch hầu xâm lấn các cơ quan khác.




5. Bệnh bạch hầu có bùng phát như Covid-19 hay không ?

Cả bệnh bạch hầu và Covid-19 đều lây lan nhanh qua đường hô hấp và có khả năng bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh của bạch hầu ngắn hơn so với Covid-19.


Hiện nay, bệnh bạch hầu vẫn xuất hiện hàng năm với các ca rải rác trên toàn quốc, nhưng số ca nhiễm khá ít nhờ vào việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Trái lại, Covid-19 khi mới bùng phát chưa có vắc xin ngăn ngừa, dẫn đến đại dịch lan rộng.


Vắc xin bạch hầu hiện có đã sẵn tại các trung tâm tiêm chủng và sẵn sàng để hỗ trợ cho người dân. Nếu trẻ em và người lớn tuân thủ tiêm chủng đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo, bệnh bạch hầu sẽ được kiểm soát tốt và không thể bùng phát thành dịch như Covid-19.


6.Tổng kết

Bài viết trên đây đã cho bạn biết thêm một số thông tin cơ bản về bệnh bạch hầu. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Medda để được tư vấn và giải đáp. Bất kỳ căn bệnh nào cũng tiềm tàng nguy cơ nếu bạn không bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như những người thân trong gia đình. Hãy giữ môi trường sống sạch sẽ, tiêm chủng và có lối sống lành mạnh để sức khỏe luôn được duy trì trong trạng thái tốt nhất.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả