Cùng chuyên gia điểm qua những món ăn không nên kết hợp với nhau trong dịp Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, thời điểm mọi người sum họp cùng gia đình tham gia các bữa tiệc, việc ăn uống đa dạng và phong phú là điều không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn và kết hợp thực phẩm để đảm bảo sức khỏe rất cần thiết bởi có những món ăn khi kết hợp với nhau có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Để có một kỳ nghỉ Tết an toàn và vui vẻ, hãy cùng Medda tìm hiểu về những món ăn không nên kết hợp với nhau trong bài viết dưới đây.
1. Thịt bò với hải sản
Vào dịp Tết, việc thưởng thức những bữa lẩu nóng hổi đã trở thành một niềm yêu thích không thể thiếu đối với rất nhiều người. Sự kết hợp giữa hải sản chất lượng và thịt bò tươi ngon tạo nên hương vị đặc trưng, nồi lẩu bắt mắt, thơm ngon. Tuy nhiên, đây lại là món ăn không nên kết hợp với nhau trong một bữa ăn vì có thể gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe. Trong thịt bò chứa rất nhiều photpho, trong khi hải sản lại chứa hàm lượng lớn magie và canxi. Sự kết hợp của hai loại chất này có thể tạo thành phản ứng hóa học tạo ra kết tủa, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
2. Canh cà rốt với củ cải
Cà rốt và củ cải thường được nấu chung trong món canh mọc thập cẩm ngày Tết vì hương vị thơm ngon, ngọt nước nhưng nó lại là món ăn không nên kết hợp với nhau. Theo nghiên cứu, củ cải trắng là một nguồn cung cấp vitamin C vô cùng quý giá, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong cà rốt chứa một lượng chất phân giải enzim, có khả năng vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Do đó, việc ăn cùng lúc củ cải trắng và cà rốt sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy các thành phần dinh dưỡng quan trọng.
Để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này, nên sử dụng chúng vào các bữa ăn riêng biệt. Đồng thời, việc kết hợp chúng với các loại thực phẩm khác sẽ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
3. Hoa quả giàu vitamin C với hải sản
Cần lưu ý rằng những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, sò, cua hay ốc,... được tiêu thụ khá nhiều trong ngày Tết và chúng chứa hàm lượng asen pentavenlent tương đối lớn. Dù chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu kết hợp với lượng lớn trái cây giàu vitamin C như ổi, kiwi, cam, dâu tây, quả mâm xôi,... thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín. Điều này có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Do đó, sau khi ăn hải sản, cần hạn chế sử dụng các loại trái cây giàu vitamin C để tránh nguy cơ phản ứng hóa học không mong muốn. Việc này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cơ thể sau khi ăn hải sản.
4. Gan lợn và giá đỗ - món ăn không nên kết hợp với nhau
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên được chế biến cùng với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ.
Nguyên nhân chính đến từ sự tương phản về thành phần dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này. Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin C, trong khi gan lợn lại giàu vitamin A và sắt. Khi hai loại này được xào chung với nhau, sự tương phản giữa vitamin C và vitamin A sẽ dẫn đến việc oxy hóa, làm mất đi lượng vitamin C có trong món ăn và giảm chất dinh dưỡng của chúng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc không nên kết hợp gan lợn với các loại rau như rau cần, cải xoăn và một số loại rau khác. Bởi vì gan lợn chứa nguyên tố kim loại như đồng và sắt ở mức độ cao. Khi kết hợp với các loại rau củ này, vitamin C trong rau sẽ bị oxy hóa, dẫn đến mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cellulose và axit oxalic trong các loại rau củ cũng gây rối loạn và cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
5. Cá chép với lá tía tô
Qua ngày mùng 1, mùng 2 Tết, để giải ngấy những món ăn truyền thống như thịt gà, thịt bò thì cá là thực phẩm lý tưởng nhất được nhiều gia đình lựa chọn. Nhiều bà nội trợ thường nấu cá chép rồi thả thêm hành và lá tía tô cho tăng mùi vị cho nồi canh cá. Việc làm này hoàn toàn không nên. Bởi khi bạn kết hợp giữa cá chép và lá tía tô sẽ gây mụn nhọt, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, đừng nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau nhé.
6. Thịt gà với tỏi, hành sống
Gà là một món ăn quen thuộc và thường xuất hiện trong thực đơn của mọi gia đình trong dịp Tết hay những dịp lễ khác. Thói quen ăn thịt gà chấm với muối kèm vài lát hành khô hay với tỏi băm phổ biến ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt là ở miền Bắc. Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà được xem là thực phẩm tính ngọt, ấm, trong khi đó tỏi và hành lại có tính nhiệt và hàn. Khi kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.
Bên cạnh những món ăn không nên kết hợp với nhau phổ biến ở trên, cần lưu ý rằng vẫn còn rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng hoặc sai lệch về những món ăn kỵ nhau gây hại cho sức khỏe. Do đó, người đọc cần tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và tìm hiểu kỹ trước khi chọn lựa và tiếp nhận thông tin.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |