Những điều bạn cần biết về xét nghiệm máu tổng quát

Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát là một trong các phương pháp phổ biến được bác sĩ áp dụng để đánh giá trình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này, Medda sẽ cùng bạn khám phá những điều cần biết về xét nghiệm máu trong bài viết sau.




1. Xét nghiệm máu tổng quát là gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là một xét nghiệm y khoa cơ bản, giúp đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của một người thông qua việc phân tích các thành phần chính của máu. Các thành phần này bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit và nhiều chỉ số khác.


Xét nghiệm máu thường được thực hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có các triệu chứng bất thường cần kiểm tra. Đây là một trong những cách hữu ích để phát hiện sớm các bệnh lý và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.


2. Tầm quan trọng của xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm máu tổng quát đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi sức khỏe. Ngoài việc cho chúng ta biết được nhóm máu của mình là gì thì xét nghiệm máu còn giúp phát hiện các rối loạn về máu như thiếu máu, nhiễm trùng máu và các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, các xét nghiệm này cũng có thể phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.


Việc nắm rõ các chỉ số từ xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chọn được phương pháp điều trị phù hợp, theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh liệu pháp kịp thời.



3. Xét nghiệm máu tổng quát được thực hiện như thế nào?

Quy trình xét nghiệm máu bắt đầu bằng việc lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch, thường là từ cánh tay. Người bệnh sẽ được yêu cầu ngồi hoặc nằm thoải mái, sau đó nhân viên y tế sẽ sử dụng một kim tiêm nhỏ để lấy máu vào ống nghiệm.


Quá trình này thường chỉ mất một thời gian ngắn và ít gây đau đớn. Sau khi lấy máu xong thì mẫu máu sẽ được bác sĩ chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại xét nghiệm cụ thể.


Xét nghiệm máu tổng quát sẽ bao gồm các xét nghiệm chính sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Việc này giúp xác định số lượng và tính chất của các tế bào trong máu như bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Qua đó có thể phát hiện sớm các bệnh lý về máu như thiếu máu, nhiễm trùng hay thậm chí là ung thư máu.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Đo hàm lượng cholesterol (toàn phần, LDL - cholesterol xấu, HDL - cholesterol tốt) và triglyceride trong máu, giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm men gan: Đo nồng độ các men gan như ALAT (SGPT) và ASAT (SGOT) để chẩn đoán các bệnh lý gan, viêm tuyến tụy và nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm đường máu: Đo nồng độ đường trong máu, giúp phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường. Nguy cơ tiểu đường tăng cao khi đường huyết lúc đói vượt quá 100 mg/dl.


>>>>> Xem thêm:


4. Ai là người nên xét nghiệm máu tổng quát?

Các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người nên tham gia xét nghiệm máu tổng quát định kỳ, không phân biệt độ tuổi hay tình trạng sức khỏe, ai cũng nên tham gia xét nghiệm máu để có cho mình một sức khỏe ổn định.


Đặc biệt, những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch hay ung thư thì nên thực hiện các xét nghiệm này thường xuyên hơn. Ngoài ra, người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc có chế độ ăn uống thiếu cân bằng cũng nên xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.




5. Khi xét nghiệm máu thì cần lưu ý điều gì?

Để đảm bảo xét nghiệm máu cho ra kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nhịn ăn: Nhiều xét nghiệm máu như đường huyết và mỡ máu yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi lấy mẫu, trong thời gian này chỉ nên uống nước lọc và tránh ăn uống các loại thực phẩm khác.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Không nên sử dụng chất có cồn, uống rượu bia, cà phê hay sử dụng thuốc lá ít nhất 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Tránh vận động mạnh: Không nên vận động quá mức trước khi xét nghiệm, vì điều này có thể làm thay đổi một vài chỉ số trong máu.
  • Lưu ý về việc sử dụng thuốc: Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm hoặc các loại thuốc nội tiết tố thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết có nên tạm ngưng thuốc trước khi làm xét nghiệm hay không, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả.
  • Cập nhật tình trạng sức khỏe: Hãy thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại, các tiền sử bệnh lý của bạn cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để họ có thể nắm được tình hình và có quy trình xét nghiệm phù hợp.


6. Kết luận

Xét nghiệm máu tổng quát là một bước quan trọng trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân. Các chỉ số và kết quả xét nghiệm máu sẽ cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của bạn, giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.


Việc thực hiện xét nghiệm máu định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi người mà còn giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị hiệu quả. Vì vậy, hãy xem xét nghiệm máu như một phần của kế hoạch chăm sóc sức khỏe tổng quát để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả