Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Viêm gan B, một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và phổ biến, gây nhiều lo lắng trong cộng đồng. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là liệu viêm gan B có lây qua đường nước bọt không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu và giải đáp vấn đề này để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách lây nhiễm và điều trị viêm gan B.
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh gan truyền nhiễm gây ra bởi vi-rút viêm gan B. Bệnh có thể có hai dạng: cấp tính và mãn tính. Viêm gan cấp tính thường xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi tiếp xúc với vi-rút và nó có thể ở mức độ nhẹ đến nặng. Một số người có thể hồi phục hoàn toàn sau khi bị nhiễm vi-rút thì sẽ không có khả năng lây cho người khác, trong khi một số người có thể chuyển sang viêm gan mãn tính.
Đối với vài trường hợp khác, nhiễm trùng cấp tính phát triển thành nhiễm trùng suốt đời hoặc mãn tính. Khi điều này xảy ra, virus vẫn còn nằm trong cơ thể nhưng họ không biết và nó có thể dễ dàng truyền sang người khác.
>>>>> Xem thêm:
- Những lưu ý để có một bữa ăn lành mạnh ngăn ngừa bệnh tật
- Nhìn lại thực trạng thừa cân béo phì của người dân Việt Nam
Theo ước tính của WHO vào năm 2019, có khoảng 296 triệu người sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính trên toàn cầu, với 1,5 triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Bệnh này cũng gây ra khoảng 820.000 trường hợp tử vong, chủ yếu do biến chứng của viêm gan gây ra như xơ gan, ung thư..
Ở Việt Nam, số người mắc viêm gan đang gia tăng đáng lo ngại và có rất nhiều người không biết mình mắc bệnh. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hiện có khoảng 10 triệu người mắc viêm gan B, đặt Việt Nam ở vị trí thứ tư trên thế giới. Đáng chú ý, 80% trường hợp ung thư gan có nguồn gốc từ viêm gan B.
2. Triệu chứng
Phần lớn người mắc bệnh không thể nhận biết bất kỳ triệu chứng nào từ khi mới nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh viêm gan B cấp tính có thể chịu đựng các triệu chứng kéo dài vài tuần, bao gồm:
- Da và mắt chuyển sang màu vàng (hiện tượng vàng da).
- Nước tiểu màu đậm.
- Cảm thấy mệt mỏi một cách nặng nề.
- Tình trạng buồn nôn.
- Nôn mửa.
- Đau bụng.
Phần lớn người nhiễm viêm gan B cấp tính có thể hồi phục hoàn toàn và một số người bị mãn tính có nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.
3. Bạn sẽ bị nhiễm viêm gan B như thế nào?
Viêm gan B thường được lây từ người nhiễm bệnh sang người không nhiễm qua máu, tinh dịch hoặc các chất lỏng khác của cá nhân mang virus viêm gan B. Virus này rất dễ lây lan và có thể được truyền qua những vết thương mở trên da hoặc niêm mạc (như mũi, miệng, mắt và các mô mềm khác). Truyền nhiễm có thể xảy ra qua các phương thức sau:
- Lây nhiễm từ mẹ nhiễm bệnh sang con trong quá trình sinh, đây được coi là cách lây lan phổ biến nhất của Viêm gan B.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh cũng là con đường lây nhiễm của viêm gan B.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm bệnh hoặc chứa virus, ngay cả khi lượng máu đó là rất nhỏ và không thể nhìn thấy.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, ống tiêm hoặc các thiết bị giám sát đường huyết, ngay cả khi có một lượng nhỏ máu trên chúng.
- Tiếp xúc trực tiếp với vết loét hở của người nhiễm bệnh.
Viêm gan B không truyền qua giọt bắn có chứa virus, ho, bắt tay hoặc cho con bú. Mặc dù virus có thể được tìm thấy trong nước bọt, nhưng nó không truyền qua hôn hoặc chung đồ dùng ăn. Vậy để trả lời cho câu hỏi viêm gan B có lây qua đường nước bọt không, bạn hãy yên tâm rằng viêm gan B không lây qua đường nước bọt nhé.
4. Điều trị viêm gan B
Bệnh viêm gan B có 2 loại là cấp tính và mãn tính. Đối với viêm gan B cấp tính sẽ không cần phải sử dụng đến thuốc điều trị mà nên tập trung chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Ngoài ra, bệnh nhân nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với chất độc như rượu, thuốc lá và các chất gây tổn hại gan khác.
Đối với trường hợp viêm gan mãn tính thì cần có những biện pháp để kiểm soát được virus HBV để ngăn các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan như:
- Thuốc chống vi rút: Có nhiều loại thuốc chống vi rút HBV sẽ được sử dụng, ví dụ như entecavir và tenofovir. Các thuốc này có tác dụng ức chế sự phân tử và nhân tử của virus HBV, giảm lượng virus trong cơ thể và kiểm soát viêm gan. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng thuốc phù hợp dựa trên tình trạng gan của bệnh nhân.
- Theo dõi chức năng gan: Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm chức năng gan định kỳ để đánh giá tình trạng gan và theo dõi tác động của viêm gan B. Điều này giúp bác sĩ theo dõi phản ứng của bệnh nhân với điều trị và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
- Tiêm vắc xin: Vắc xin viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp tạo miễn dịch chống lại virus HBV và ngăn ngừa viêm gan B tái phát. Việc tiêm vắc xin thường được khuyến nghị cho những người chưa từng mắc bệnh, những người có nguy cơ cao hoặc những người xung quanh người mắc viêm gan B.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin bổ ích trong bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?”. Ngoài ra, người đọc cũng sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng.
Nguồn: Tổng hợp
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |