5 biểu hiện của bệnh tự kỷ ba mẹ cần biết
Tự kỷ là chứng bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em. Vậy ba mẹ có thể phát hiện các biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ từ độ tuổi nào? Đâu là các biểu hiện của trẻ tự kỷ dễ nhận thấy nhất? Hãy cùng Medda giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tự kỷ là gì?
Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự giao tiếp và tương tác xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn. Triệu chứng đã bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời.
Tự kỷ được chia thành 2 loại là:
- Tự kỷ bẩm sinh: là loại tự kỷ phát triển từ khi trẻ mới sinh ra cho đến giai đoạn 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết nhất của loại tự kỷ này đó là trẻ chậm phát triển.
- Tự kỷ không điển hình: ở loại này trẻ vẫn phát triển bình thường trong giai đoạn từ 12-30 tháng tuổi. Sau đó, trẻ đột nhiên không phát triển nữa hoặc mất hết những khả năng mà trẻ đã học được trong quá trình trưởng thành.
2. Các giai đoạn trẻ bộc lộ tự kỷ
2.1 Trẻ từ mới sinh - 6 tháng tuổi
- Trẻ rất dễ nổi giận, trầm cảm.
- Trẻ không với lấy đồ vật khi mọi người đưa trước mặt trẻ.
- Trẻ không có những âm thanh bi bô.
- Trẻ thiếu nụ cười giao tiếp.
- Trẻ thiếu những giao tiếp bằng mắt.
- Trẻ không có phản ứng khi được kích thích.
2.2 Trẻ từ 6 – 24 tháng
- Trẻ không thân thiện với ba mẹ.
- Khi mọi người gọi tên, trẻ hầu như không phản ứng đáp lại.
- Trẻ không tham gia chơi các trò chơi xã hội đơn giản.
- Trẻ chưa có dấu hiệu ngôn ngữ.
- Trẻ thường không quan tâm đến loại các đồ chơi.
- Trẻ thích nhìn ngắm bàn tay của mình.
- Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng.
- Trẻ thích đi kiễng chân - đi bằng 5 đầu ngón chân
- Trẻ thường phát ra các âm thanh vô nghĩa.
2.3 Trẻ từ sau 2 tuổi
Dấu hiệu của trẻ tự kỷ sau 2 tuổi sẽ đa dạng và phức tạp hơn. Nếu không kịp thời phát hiện, việc chữa trị cho bé sẽ rất khó khăn. Dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở lứa tuổi này nằm ở khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của bé bị hạn chế.
3. 5 biểu hiện của bệnh tự kỷ ba mẹ cần biết
3.1 Về cảm xúc
Trẻ bị tự kỷ sẽ không giao tiếp bằng mắt với ba mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, trẻ không phân biệt được người lạ, người quen; không bày tỏ yêu thương, quyến luyến với ba mẹ; không theo ba mẹ, không biết vui mừng khi ba mẹ đi đâu về.
>>>>> Xem thêm:
- Nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ
- Những lưu ý quan trọng về bệnh down mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Ngoài ra, trẻ không có sự quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí không có nhu cầu kết bạn với ai khác. Trẻ chỉ thích làm theo sở thích của mình, không để ý đến thái độ của mọi người hay sự thay đổi của môi trường. Trẻ có dấu hiệu tự kỷ thường thích chơi với đồ vật của mình thay vì tương tác với thành viên trong gia đình, bạn bè.
3.2 Về ngôn ngữ
Trẻ thường chỉ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu trẻ không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần trẻ mới có thể làm theo. Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, thì thì rất có thể trẻ đang trong tình trạng tự kỷ.
3.3 Về hành vi
Ba mẹ nên dành thời gian bên trẻ để quan sát nếu trẻ có những hành động bất thường như luôn ngồi ở vị trí cố định hoặc làm việc theo trình tự rập khuôn,...Đó có thể là dấu hiệu dự báo sớm tình trạng tự kỷ của trẻ. Dấu hiệu tiếp theo có thể kể đến như trẻ sợ hãi khi nghe thấy tiếng động lớn, thích ở trong bóng tối hơn khu vực sáng, không thích người khác đến gần hay thể hiện sự chán ăn. Khi trẻ nói về vấn đề nào đó thì biểu cảm trên gương mặt gần như không có. Trẻ tự kỷ sẽ ít thực hiện hành động phi ngôn ngữ, khả năng linh hoạt kém và thường làm các cử chỉ theo thói quen.
4. Ba mẹ cần làm gì khi phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh tự kỷ
Khi thấy trẻ gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, dẫn đến nhiều hạn chế trong giao tiếp, giảm tương tác xã hội, bất thường về hành vi và các dấu hiệu này rõ ràng và lặp lại một cách thường xuyên thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và cho hướng điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ là người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cho trẻ. Bên cạnh đó là những nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ đánh giá trẻ.
5. Kết luận
Hy vọng những thông tin trên của Medda đã phần nào giúp cho ba mẹ nhận biết được dấu hiệu của trẻ tự kỷ và cách để chữa trị cho bé. Ba mẹ cũng nên nắm rõ các phương pháp trị liệu để bé có thể phát triển bình thường và lưu ý là không nên tự chữa trị cho trẻ mà hãy đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và tìm ra cách điều trị phù hợp nhé!
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |