Cùng chuyên gia tìm hiểu về rối loạn đường huyết ở người trưởng thành

Đường trong máu là cơ chế của cơ thể nhằm duy trì các hoạt động thông qua việc tạo năng lượng nuôi sống các cơ quan. Nhưng, một khi hệ thống đường huyết bị rối loạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà trước hết là cản trở đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy rối loạn đường huyết là gì? Có cách nào để xử lý rối loạn đường huyết nhanh chóng hay không? Hãy để Medda mang đến cho bạn một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề trên nhé!




1. Rối loạn đường huyết và biểu hiện của rối loạn đường huyết

Rối loạn đường huyết là một triệu chứng thường gặp ở người trưởng thành, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Nguyên nhân gây ra rối loạn đường huyết rất đa dạng, từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lối sống ít vận động đến các yếu tố bệnh lý như tiểu đường.


Theo đó, rối loạn đường huyết thường xuất hiện dưới hai dạng chính là tăng đường huyết và hạ đường huyết. Mỗi dạng đều có những biểu hiện và nguyên nhân khác nhau:


1.1 Đường huyết tăng

Khi mức đường huyết tăng vượt mức cho phép (tại thời điểm bất kỳ : < 140 mg/dL, tại thời điểm đói: < 100 mg/dL) cơ thể sẽ gửi những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Một trong những triệu chứng thường gặp là khát nước quá mức, đi kèm với đi tiểu nhiều. Người mắc tăng đường huyết có thể cảm thấy mệt mỏi, mắt mờ hoặc cảm thấy đau đầu, khó tập trung. Nguyên nhân phổ biến của đường huyết tăng cao là do cơ thể không sử dụng insulin điều tiết hiệu quả, dẫn đến tình trạng kháng insulin – yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tiểu đường.


Ngoài các biểu hiện ngắn hạn, đường huyết tăng còn ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh, hệ tim mạch và các cơ quan nội tạng. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy tạng hay nguy hiểm nhất là đột quỵ.


1.2 Đường huyết hạ

Trái ngược với tăng đường huyết, hạ đường huyết có các biểu hiện tức thời và nghiêm trọng hơn. Người hạ đường huyết có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, run rẩy, nhịp tim nhanh, cảm thấy đói liên tục.




Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường trong máu thấp dưới mức bình thường. Chúng có thể đến từ nguyên nhân như nhịn đói của việc ăn kiêng, hoạt động quá sức khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nhanh. Đường huyết hạ cũng có thể xảy ra đối với việc sử dụng insulin quá liều (thường gặp với những người bị tiểu đường) làm cho cơ thể mất đi sự cân bằng lượng đường trong máu.


Hạ đường huyết cần được xử lý ngay lập tức vì nếu kéo dài chúng có thể gây hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.


2 Cách xử lý cấp tốc để cải thiện rối loạn đường huyết

Đối với mỗi dạng rối loạn đường huyết sẽ có hướng xử lý khác nhau, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đường huyết bất ổn ấy. Rối loạn đường huyết được xử lý kịp thời giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Một số phương pháp xử lý cấp tốc cho cả tình trạng tăng và hạ đường huyết như sau:


2.1 Đối với đường huyết tăng

Khi phát hiện dấu hiệu tăng đường huyết, việc đầu tiên bạn cần làm là uống nhiều nước để cơ thể đào thải lượng đường dư thừa qua đường bài tiết. Điều quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh thói quen ăn uống. Bạn nên tránh các thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, carbohydrate đơn giản, thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay ngũ cốc nguyên hạt.


Tăng cường các buổi tập thể dục nhẹ nhàng có thể hạ đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tìm hiểu rõ bài tập để tránh tăng thêm đường huyết cho cơ thể, nhất là trong trường hợp quá trình trao đổi chất được đẩy nhanh.


Với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, khi các chỉ số đường huyết quá cao cần sử dụng thêm thuốc để can thiệp kịp thời. Thuốc sẽ kiểm soát mức đường huyết trong thời gian ngắn, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng như vỡ mạch máu hay ép tim.


2.2 Đối với đường huyết hạ

Những người thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết đột ngột có thể mang theo bên mình một chiếc kẹo để bổ sung đường huyết kịp thời. Bánh kẹo, nước đường hoặc nước trái cây đều có thể giúp lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Sau khi đã tạm thời ổn định, bạn nên bổ sung ngay một bữa ăn nhỏ để bù đắp hao hụt năng lượng dự trữ mất đi bằng các thức ăn chứa carbohydrate phức hợp, protein hoặc chất béo tốt để giữ đường huyết ổn định trong thời gian dài.




Trên đây chỉ là cách xử lý rối loạn đường huyết tức thì còn đối với những trường hợp bị tăng hoặc hạ đường huyết kéo dài, lặp lại với tần suất liên tục cần phải can thiệp bằng liệu pháp y tế. Do đó, nếu bạn nhận thấy bản thân bị rối loạn đường huyết thường xuyên, hãy thực hiện các xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế để chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.


3. Rối loạn đường huyết có thể là tiền đề của những bệnh lý nào?

Rối loạn đường huyết có thể là nguyên nhân tiềm tàng cho nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế, nếu có dấu hiệu đường máu bất ổn bạn cần phải tìm hiểu lý do cũng như biện pháp ngăn ngừa kịp thời.


Đầu tiên, rối loạn lượng đường trong máu kéo dài, đặc biệt là tăng đường huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất của bệnh tiểu đường. Các loại tiểu đường type 1, type 2 đều có mối liên hệ chặt chẽ với sự biến đổi của đường máu. Nếu tình trạng không được kiểm soát có thể tiến triển thành tiểu đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


Đường huyết cao kéo dài gây sức ép rất lớn với hệ tuần hoàn và tim mạch. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, huyết áp cao, cuối cùng là các bệnh lý về tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.


Những cơn thèm ăn, thường xuyên đói bụng cũng như thèm đồ ngọt do đường huyết tăng khiến insulin không được sử dụng hiệu quả, đường trong máu không chuyển hóa thành năng lượng mà lại tích tụ dưới dạng mỡ thừa. Điều này dẫn đến tình trạng béo phì – một yếu tố nguy cơ khác cho hàng loạt bệnh lý ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.


Đường huyết cao đòi hỏi cơ thể phải hoạt động để đào thải liên tục với cường độ lớn, từ đó gây áp lực lên thận cùng các cơ quan chịu trách nhiệm lọc bỏ chất thải khỏi máu. Cũng bởi thế mà rối loạn đường huyết lâu năm dễ dẫn đến suy giảm chức năng của thận, gan cùng nhiều cơ quan khác.


Rối loạn đường huyết là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được quan tâm đúng mức. Hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như quản lý tình trạng này. Nếu bạn cần đăng ký xét nghiệm đường huyết nhanh chóng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về sức khỏe, Medda - ứng dụng chăm sóc sức khỏe sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng dành cho bạn. Medda giúp bạn đặt lịch thăm khám tiện lợi, hỗ trợ kết nối với những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mang đến cho bạn sự khỏe mạnh bền lâu.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả