7 cách tăng sức đề kháng cho bé cha mẹ không nên bỏ qua
Trẻ em là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công và thường xuyên mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp, các vấn đề liên quan đến đường ruột… do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho bé thông qua chế độ ăn uống, lối sống khoa học hay tiêm chủng vắc xin là điều cực kỳ cần thiết. Bạn hãy tham khảo ngay các cách giúp bé tăng cường hệ miễn dịch qua bài viết sau đây nhé!
1. Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý
Để tăng cường sức đề kháng cho bé, ba mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho sự phát triển trí tuệ và thể chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ huynh nên cho bé nạp đủ 5 dưỡng chất bao gồm vitamin, đường bột, chất đạm, khoáng chất và chất béo.
Ngoài ra, dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, việc bổ sung rau xanh, trái cây trong thực đơn hằng ngày là điều cực kỳ cần thiết để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, xây dựng hệ thống miễn dịch hoàn hảo. Nếu ba mẹ muốn con có thêm sức đề kháng, hãy cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm, selen có trong cà rốt, cá, trứng gà, rau... Những thực phẩm này đều giúp bé tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, tránh các bệnh về truyền nhiễm…
>>> Xem thêm: Những hệ lụy nguy hiểm của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa
2. Cho trẻ khám, tiêm phòng đầy đủ
Một phương pháp hữu hiệu để tăng cường sức đề kháng cho bé đang được nhiều ba mẹ áp dụng chính là tiêm phòng đúng lịch. Vắc xin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật, có thể thúc đẩy cơ thể tự tạo tình trạng miễn dịch chống tác nhân gây bệnh.
Do đó, tiêm chủng vắc xin là một trong những biện pháp an toàn nhất, giúp bé tăng cường sức đề kháng. Ba mẹ nên cho bé tiêm phòng đầy đủ các vắc xin phòng chống bệnh như thủy đậu, sởi, uốn ván, bạch hầu, viêm não, cúm mùa… Tuy nhiên, trẻ cần thực hiện tiêm vắc xin theo đúng liều lượng mà y bác sĩ đề ra, không được tự ý hay lạm dụng kháng sinh bừa bãi.
3. Cho trẻ hoạt động, vui chơi để tăng cường sức đề kháng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tự nhiên, cơ thể sẽ được sản sinh hệ thống miễn dịch, phát triển thể chất tốt hơn. Đồng thời, những hoạt động như đuổi bắt, kéo co, chạy bộ cũng giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay béo phì.
Mặt khác, việc lười vận động, thường xuyên xem điện thoại, tivi trong thời gian dài sẽ hạn chế sự phát triển não bộ, khiến bé chậm tư duy, thể lực giảm sút và tinh thần kiệt quệ. Theo các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge, cứ thêm 1h hoạt động ngoài trời, trẻ em sẽ giảm nguy cơ cận thị 2%. Vì vậy, ba mẹ nên cho con chơi đùa với bạn bè để bé phát triển tư duy lẫn sức khỏe tốt hơn.
4. Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng
Đây cũng là một cách tăng cường sức đề kháng cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, phụ huynh nên cho bé sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để kích thích bé ăn nhiều hơn và tăng sức đề kháng.
Một số viên uống vitamin, dầu cá, sâm hay kẽm đều là những thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thành phần có trong thực phẩm chức năng, sử dụng sản phẩm chính hãng, chất lượng, đúng liều lượng. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào cho bé.
5. Cho bé ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé phát triển về thể chất và não bộ mà còn tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả. Theo đó, khi ngủ, cơ thể sẽ tự sản sinh hormone cải thiện sức đề kháng, kháng nhiễm trùng, kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày ba mẹ nên cho con ngủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Ngoài ra, để cải thiện giấc ngủ cho bé, ba mẹ hãy xây dựng một không gian yên tĩnh, thoáng đãng, duy trì độ ẩm thích hợp.
>>> Xem ngay: Bao lâu nên kiểm tra sức khỏe cho bé một lần?
6. Hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiều ba mẹ thường có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ “vô tội vạ” mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể khiến trẻ bị “nhờn” thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc không đúng cách còn khiến bé bị tổn thương gan thận, loạn khuẩn đường ruột, suy giảm miễn dịch. Do đó, khi trẻ bị cảm vặt, ba mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và sử dụng thuốc đúng cách.
7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, đau ốm chính là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Phương pháp này sẽ giúp ba mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của con em mình, đặc biệt là các chỉ số phát triển về thể chất và tinh thần.
Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên còn giúp ba mẹ biết cách chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng hay những chất còn thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ. Nếu ba mẹ quá bận rộn không thể đưa trẻ đi khám định kỳ, hãy đặt lịch hẹn tại ứng dụng Medda để trò chuyện, kết nối với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Đồng thời, bạn có thể đặt lịch khám tại trung tâm, bệnh viện, phòng khám linh hoạt, đơn giản, tiện lợi.
Trên đây là 7 cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản, hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng. Để phòng ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe của bé, phụ huynh nên cho bé khám định kỳ, bổ sung dưỡng chất và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |