Khám nhi bao gồm những gì? Cha mẹ cần làm gì sau khám nhi?

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, do đó cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý ở trẻ, nhất là các bệnh bẩm sinh. Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe cho trẻ là phương pháp tăng cường cơ hội phục hồi hoàn toàn nếu chẳng may mắc bệnh cũng như đảm bảo trẻ có một sức khỏe toàn diện. Vậy, khám nhi bao gồm những gì? Đâu là điều cần cha mẹ lưu ý sau khi khám cho trẻ? Theo dõi bài viết dưới đây để có thể trả lời cho những câu hỏi ấy nhé.




1. Khám nhi khoa và tầm quan trọng của khám nhi trong tầm soát sức khỏe ở trẻ

Trẻ nhỏ cần được quan tâm nhiều đến thể trạng do khả năng chống lại các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe còn kém cũng như dễ mắc phải các dị tật bẩm sinh. Khám nhi khoa được thực hiện cho trẻ từ sơ sinh đến tuổi dậy thì nhằm đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ. Khám tổng quát định kỳ là vô cùng quan trọng để theo dõi tiến trình phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó phát hiện sớm vấn đề sức khỏe, có thể can thiệp kịp thời để tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng.


Có 3 cột mốc quan trọng mà cha mẹ cần lưu tâm để khám tổng quát cho trẻ là:

  • Từ 0 đến 2 tuổi
  • Từ 2 tuổi đến 12 tuổi
  • Từ sau 12 tuổi


Tùy theo từng cột mốc mà bác sĩ sẽ quyết định khám nhi bao gồm những gì một cách cụ thể để phụ huynh hiểu và theo dõi. Trong đó, ở hai giai đoạn đầu, trẻ cần theo dõi sát sao về chiều cao, cân nặng cũng như khả năng phát triển thần kinh, vận động. Đây cũng là giai đoạn mà trẻ cần bổ sung các mũi vaccine để phòng ngừa nhiều nhóm bệnh khác nhau như viêm gan, viêm màng não, bệnh đậu mùa,... nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.


2. Khám nhi bao gồm những gì? Có cần thiết phải khám tổng thể?

Vậy cụ thể thì khám nhi bao gồm những gì? Khám nhi sẽ bao gồm việc kiểm tra, đánh giá tổng quát sức khỏe của trẻ. Theo đó, một buổi khám nhi có thể bao gồm các phần sau:




  • Khám nội khoa tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng, chiều cao, đánh giá chỉ số BMI cũng như vòng bụng/ngực của trẻ để xem xét tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Đây là bước đầu quan trọng để đánh giá nguy cơ bệnh lý, đánh giá thể lực ở trẻ.
  • Khám mắt: Kiểm tra thị lực và sức khỏe mắt của trẻ, bao gồm tật khúc xạ, khả năng nhìn và võng mạc.
  • Khám răng và tai mũi họng: Đánh giá sức khỏe răng miệng như sâu răng hay bệnh về nướu. Kiểm tra phát hiện sớm các vấn đề về tai mũi họng như viêm tai giữa hay viêm mũi dị ứng.
  • Huyết học, sinh hóa: Kiểm tra công thức máu xem trẻ có bị thiếu máu hay rối loạn đông máu hay không. Xét nghiệm đánh giá sinh hóa để nhận biết lượng dưỡng chất mà trẻ hấp thụ cũng như chức năng các cơ quan liên quan.


Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh về tình trạng dinh dưỡng cũng như sức khỏe của trẻ, từ đó có cách chăm sóc tại nhà hay hướng dẫn tiêm chủng đúng lịch. Quá trình khám nhi cũng là giai đoạn giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về sức khỏe của con em mình, tìm hiểu giải pháp cho trẻ phát triển toàn diện.


>>> Xem thêm: 


Tùy vào gói dịch vụ chăm sóc y tế mà phụ huynh lựa chọn để khám nhi tổng quát cho trẻ mà có thể bao gồm nhiều phần khám khác nhau. Cha mẹ có thể dựa theo quan sát trong quá trình chăm sóc trẻ để nhận ra sự bất thường như giảm chú ý, còi xương, kén ăn để lựa chọn phần khám phù hợp.


3. Những điều cha mẹ cần làm sau khi khám nhi khoa

Sau khi đã biết tình trạng sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần phải điều chỉnh chế độ chăm sóc cho trẻ tùy theo vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe cần tuân thủ các chỉ dẫn được bác sĩ cung cấp để cải thiện, quản lý sức khỏe hiệu quả. Tùy từng trường hợp mà cha mẹ điều chỉnh chế độ ăn, cho trẻ sử dụng thuốc đúng liều lượng, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi. Can thiệp đúng thời điểm, đủ yêu cầu sẽ ngăn ngừa các biến chứng phát sinh sau khi khám.




Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi khám rất quan trọng, đặc biệt nếu trẻ đã phát hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cần quan tâm. Phụ huynh nên chú ý những thay đổi về hành vi, thói quen ăn uống, giấc ngủ và cả thể chất của trẻ, bất cứ sự thay đổi bất thường nào cũng có thể là dấu hiệu của sức khỏe kém. Ghi chép lại những quan sát, thông báo cho bác sĩ trong lần khám tiếp theo sẽ giúp đưa ra những điều chỉnh chính xác, kịp thời. Mẹo nhỏ là hãy sử dụng ứng dụng chăm sóc y tế trực tuyến, đây sẽ là công cụ để bạn liên lạc với bác sĩ chuyên môn cao để tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc liên quan đến trẻ nhanh chóng.


Hãy đảm bảo rằng trẻ được khám định kỳ và tiêm chủng đầy đủ. Phụ huynh nên tuân theo lịch khám cũng như lịch tiêm chủng do bác sĩ đề xuất để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân truyền nhiễm. Sau khi khám, bác sĩ sẽ cung cấp các hướng dẫn để phòng ngừa bệnh tật hay các biện pháp hỗ trợ sức khỏe cho trẻ trong trường hợp cần thiết. Cha mẹ nên nghiêm túc thực hiện các điều ấy để trẻ có thể duy trì sức khỏe trong tình trạng tốt nhất.


Khám nhi khoa đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn phần nào câu hỏi khám nhi bao gồm những gì và những lưu ý sau khi khám để cha mẹ được biết. Hãy tải ngay ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến để theo dõi sức khỏe và hẹn lịch khám dễ dàng với Medda nhé!


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả