Những yếu tố tác động khiến trẻ hay ốm vặt cha mẹ cần biết

Quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái là một hành trình dài với những khó khăn đối với các bậc làm cha mẹ. Trong quá trình ấy, nhiều cha mẹ phải đối mặt với tình trạng trẻ hay ốm vặt làm các bậc phụ huynh lo lắng, tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ hay ốm vặt như vậy? Cùng Medda tìm hiểu chi tiết hơn từ bài viết dưới đây nhé.




1. Trẻ ốm vặt – mối lo của cha mẹ, khó chịu ở trẻ nhỏ

Không phải tự nhiên mà khoa nhi của các bệnh viên lại luôn trong tình trạng quá tải, bởi lẽ trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ bị tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh, điều này khiến trẻ nhỏ dường như dễ bị ốm vặt hơn.


Ốm vặt là thuật ngữ dùng để chỉ những căn bệnh lặt vặt, kéo dài và hay tái phát nhiều lần. Trẻ hay ốm vặt thường ảnh hưởng không chỉ về mặt thể chất mà còn ở tinh thần của trẻ. Trước hết, cơ thể nhiễm bệnh khiến trẻ dễ bị mệt mỏi, hạn chế khả năng phát triển toàn diện ở trẻ mà thấy rõ nhất là trẻ thấp bé, nhẹ cân. Trẻ ốm vặt khiến tinh thần luôn trong tình trạng chán nản, thiếu sức sống, hạn chế trẻ tự tin vui chơi, học hỏi như những trẻ đồng trang lứa khỏe mạnh khác.


>>> Xem thêm: 5 bệnh giao mùa ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua


Trẻ hay ốm vặt là mối lo của nhiều bậc cha mẹ trong hành trình nuôi con của mình. Một khi trẻ ốm vặt, các bậc cha mẹ phải mất thời gian và công sức thường xuyên thức đêm chăm sóc. Nếu tình trạng nặng hơn, thậm chí cha mẹ phải thay phiên nhau nghỉ làm để chăm trẻ, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, thời gian.


Trẻ nhỏ nhiễm bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không xác định được nguyên nhân rõ ràng sẽ khó cải thiện được tình hình sức khỏe hay phát hiện sớm vấn đề để điều trị. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ lý do từ đâu khiến trẻ dễ bị ốm vặt như vậy, sau đó loại bỏ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.


2. Những yếu tố khiến trẻ hay ốm vặt mà cha mẹ cần lưu tâm

Tùy vào độ tuổi cũng như thể trạng của trẻ để xác định nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay ốm vặt. Từ những trường hợp phổ biến nhất hiện nay, Medda đã tổng hợp được một số yếu tố thường gặp khiến trẻ dễ ốm vặt như sau:




2.1 Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh

Hệ miễn dịch là “lá chắn” bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, dẫn đến cơ thể không được bảo vệ khi vi khuẩn tấn công. Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi hệ miễn dịch của trẻ cơ bản được hoàn thiện, do đó, trước thời gian ấy, trẻ sẽ dễ nhiễm các căn bệnh thông thường như cảm cúm, tiêu chảy hay sốt.


Cha mẹ có thể nhận biết được trẻ có hệ miễn dịch kém qua những dấu hiệu như trẻ thường xuyên bị cảm lạnh, hệ hô hấp yếu, ho, sổ mũi hoặc vết thương nhỏ trên da lâu lành.


2.2 Môi trường sống ô nhiễm

Ở trẻ nhỏ, hệ hô hấp chưa được phát triển toàn diện, do đó nếu ở trong một môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, nấm mốc, vi khuẩn sẽ khiến trẻ gặp phải các bệnh về đường hô hấp cũng như da liễu. Nếu không gian sống của trẻ như tại nhà ở, lớp học thiếu sạch sẽ, trẻ không được vệ sinh cá nhân thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác phát triển.


Ngoài ra, trẻ còn dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa khi độ ẩm cũng như nhiệt độ thay đổi đột ngột. Các bậc cha mẹ cần lưu tâm điều này để đảm bảo giữ ấm hoặc tạo điều kiện cho trẻ thích nghi phù hợp.


2.3 Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ

Trẻ nhỏ cần dinh dưỡng đầy đủ để phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí não. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ do nuôi dạy con lần đầu còn thiếu kiến thức hoặc do điều kiện kinh tế không cho phép mà không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Việc thiếu hụt lượng protein, chất xơ có thể khiến trẻ bị còi xương, thiếu máu. Không bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nhất là vitamin A, C, D có thể làm cho trẻ suy giảm hệ miễn dịch.




2.4 Áp lực tâm lý, stress

Nhiều người lầm tưởng rằng trẻ nhỏ sẽ không bị căng thẳng hay áp lực về mặt tâm lý, nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Trẻ nhỏ, đặc biệt là độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi thường rất nhạy cảm với sự biến đổi về tâm lý, điều mà nhiều người nghĩ rằng trẻ ương bướng, lầm lỳ.


>>> Xem thêm: Những bệnh tâm lý thường gặp ở giới trẻ


Áp lực từ học tập, mâu thuẫn gia đình hay thiếu quan tâm từ người lớn cũng có thể gây nên stress cho trẻ. Những áp lực vô hình ấy không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất ở trẻ. Trẻ nhỏ dễ bị biếng ăn, mất ngủ hoặc xuất hiện hành vi cáu kỉnh, khó chịu, về lâu dài sẽ khiến trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch do không đủ dinh dưỡng.


3. Giải pháp để hạn chế trẻ ốm vặt hiệu quả

Đầu tiên cần phải chú trọng việc xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ. Bước đầu bằng việc tập trung xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng các chất từ đạm, vitamin, khoáng chất đến chất xơ. Đa dạng thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa đến rau xanh và các loại trái cây không chỉ đảm bảo xây dựng “màn chắn” miễn dịch khỏe mạnh mà còn cho trẻ nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí não.


Ở trẻ nhỏ hay ốm vặt, các bậc cha mẹ cần lưu ý tiêm phòng đầy đủ các mũi kháng thể cần thiết cho trẻ. Đây là nền tảng ban đầu giúp trẻ sản sinh kháng thể tốt chống lại vi khuẩn gây hại, nhất là với những bệnh nguy hiểm như viêm não, lao phổi. Ngoài ra, nên tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời để cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao khả năng chống chịu của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh từ môi trường, thời tiết. Các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, đạp xe không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ  miễn dịch mà còn tăng cường phát triển thể chất tốt, đặc biệt là chiều cao.


Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh cá nhân đầy đủ cho trẻ. Các vật dụng trẻ hay chơi hay tiếp xúc đều nên được kháng khuẩn định kỳ, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Giữ ấm và cung cấp đủ nước để trẻ có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, lắp đặt hệ thống lọc khí nếu gia đình bạn ở các thành phố có mức độ ô nhiễm cao.


Sức khỏe tâm lý không kém phần quan trọng so với thể chất. Vì thế cha mẹ cần quan tâm dành thời gian lắng nghe, tâm sự cùng con, mang đến cho trẻ tình yêu thương cũng như cảm giác an toàn. Nên tạo không gian học tập và vui chơi thoải mái, tránh gây áp lực cho con trẻ. Nên hướng dẫn cũng như quan sát cách quản lý cảm xúc ở trẻ, phát hiện vấn đề cảm xúc ở con để can thiệp kịp thời.


Nuôi con là hành trình dài không ngừng học hỏi, trẻ hay ốm vặt cũng chính là khó khăn ban đầu mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể gặp phải. Do đó, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ cũng như áp dụng các biện pháp phòng tránh, chăm sóc trẻ đúng cách. Ốm vặt đôi khi cũng được xem là một bước không thể thiếu trong hành trình khôn lớn của con, bởi nếu để ý cha mẹ có thể thấy sau mỗi lần ho, sổ mũi hay ốm sốt trẻ sẽ học được thêm kỹ năng mới, khôn lớn hơn. Hãy sử dụng ứng dụng Medda để nhờ các chuyên gia giải đáp thắc mắc cũng như đặt lịch khám sức khỏe cho con nhanh chóng. Medda sẽ giúp hành trình cùng con khôn lớn, khỏe mạnh của bạn dễ dàng hơn.


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả