Rối loạn lo âu trầm cảm có phải là bệnh mãn tính?

Ngày nay, khi nhắc đến các vấn đề về sức khỏe người ta không chỉ đề cập đến vấn đề thể chất mà sức khỏe tinh thần cũng được tập trung chú trọng hơn. Có nhiều bệnh lý hay hội chứng của sức khỏe tinh thần thường gặp trong suốt những năm qua và ngày càng nhiều bạn trẻ gặp phải sa sút về tinh thần. Một trong những bệnh lý thường gặp cũng như hậu quả tiềm ẩn của chúng cần được quan tâm nhất, là rối loạn lo âu trầm cảm. Vậy rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Chúng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Cùng theo dõi bài viết để biết thêm một số thông tin chi tiết hơn nhé.




1. Rối loạn lo âu trầm cảm – Bệnh lý tinh thần ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống

Rối loạn lo âu trầm cảm là thuật ngữ chỉ các bệnh lý liên quan đến tinh thần, gây lo âu quá đà và thường gây nên cảm xúc tiêu cực cho người gặp phải. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rõ về hai khái niệm rối loạn lo âu và trầm cảm. Nhiều người hiểu lầm đây là một bệnh lý chung, thực tế nghiên cứu cho thấy đây là hai bệnh lý riêng biệt.


>>> Xem thêm: Danh sách các bệnh tâm lý thường gặp hiện nay


1.1 Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một dạng của rối loạn tâm lý đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, thậm chí biểu hiện qua bằng các cơ chế của thể chất như buồn nôn, đổ mồ hôi, run rẩy. Rối loạn lo âu không đơn thuần chỉ là lo lắng bình thường như mọi người trải qua, mà những cảm xúc ấy được đẩy lên mức cao nhất hoặc kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày.


Một số dạng rối loạn lo âu thường gặp như:

  • Rối loạn lo âu toàn thể (lan tỏa): Lo lắng về nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
  • Rối loạn hoảng sợ: Xuất hiện các cơn hoảng sợ đột ngột do một tác nhân nào đó, thường đi kèm với triệu chứng thể chất nghiêm trọng.
  • Rối loạn lo âu xã hội: Sợ hãi hoặc lo lắng quá mức trong các tình huống giao tiếp xã hội




1.2 Trầm cảm

Trong khi đó, trầm cảm lại là một rối loạn tâm lý gây nên cảm giác buồn bã, mất hứng thú các hoạt động hằng ngày và suy giảm tinh thần. Trầm cảm thường không chỉ mang lại cảm giác buồn tạm thời như bình thường mà chúng kéo dài gây nên ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Biểu hiện của trầm cảm thường theo hướng tiêu cực hơn, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm giác bản thân vô giá trị và nghĩ đến cái chết.


>>> Xem thêm: Làm sao đối mặt với rối loạn tâm lý


Có nhiều dạng trầm cảm khác nhau, chúng được phân loại dựa trên nguyên nhân cũng như tình trạng kéo dài của bệnh:

  • Trầm cảm nặng: với những triệu chứng kéo dài trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng: tuy nhẹ hơn dạng trên, nhưng lại có xu hướng mãn tính, tính nhất kéo dài hơn 2 năm.
  • Trầm cảm sau sinh: Do hormone và trách nhiệm khi đảm nhiệm vai trò mới.
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa: Thường diễn ra khi thay đổi mùa, nhất là mùa thu và mùa đông, khi lượng ánh sáng tự nhiên giảm đi.

Mặc dù rối loạn lo âu và trầm cảm là hai tình trạng riêng biệt, chúng thường xuất hiện cùng nhau khiến cho mức độ nghiêm trọng tăng cao. Điều này tạo nên một tình trạng phức tạp cần được nhận diện và điều trị đúng cách.


2. Rối loạn lo âu trầm cảm liệu có phải là bệnh mãn tính?

Rối loạn lo âu trầm cảm được xem là mãn tính khi chúng kéo dài trên 2 năm và có xu hướng nặng. Chúng là sự kết hợp giữa biểu hiện của rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi con người dễ bị lo lắng bởi các tác nhân xung quanh, lâu dài dẫn đến cảm xúc tiêu cực, nghi ngờ bản thân.


Bệnh lý rối loạn lo âu trầm cảm không chỉ xuất hiện ở người lớn, mà trẻ nhỏ vẫn có thể gặp phải. Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ biểu hiện qua tâm trạng chán nản, hay cáu gắt hoặc đặc biệt lo sợ một điều gì đó.


Các triệu chứng như lo âu, rối loạn giấc ngủ hay thiếu tập trung thường xuất hiện và biến mất trong vài năm, với cường độ thay đổi theo thời gian. Trong một số trường hợp, các đợt trầm cảm nặng có thể xảy ra trước hoặc ngay trong khi rối loạn trầm cảm dai dẳng, còn được gọi là “trầm cảm đúp”.


Một khi người bệnh không thể tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân cũng như tình trạng ngày một tệ đi, họ buộc phải tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Thảo luận với bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý về các triệu chứng của bệnh là bước đầu quan trọng để cải thiện hay tiến hành can thiệp bằng thuốc kịp thời.




3. Cách để giảm triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm hiệu quả

Bệnh lý về rối loạn lo âu trầm cảm không phải là vấn đề quá lớn nếu can thiệp kịp thời, nhưng cần phải có cách tiếp cận hiệu quả, toàn diện. Một số cách mà người bệnh có thể tham khảo để cải thiện triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm như:


3.1 Tìm kiếm người đồng hành cùng bạn

Đa số người bị trầm cảm hay rối loạn lo âu kéo dài vì họ không được lắng nghe, quan tâm. Hãy tìm kiếm người đồng hành hoặc trở thành bạn đồng hành với bệnh nhân trầm cảm. Bất cứ ai cũng có thể vực dậy họ khỏi nỗi đau do rối loạn lo âu trầm cảm gây nên. Đó có thể là người nhà, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Người đồng hành chỉ cần đóng vai trò lắng nghe, hỗ trợ tâm lý cách tích cực khi người bệnh cần. Trong trường hợp nặng, họ sẽ là người quan sát, ngăn chặn người bệnh có xu hướng kết thúc cuộc đời.


3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hãy thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn. Bắt đầu bằng việc luyện tập thể thao, các hoạt động thể chất sẽ khiến cho tâm trạng tốt hơn, giải tỏa căng thẳng. Tiếp đến là một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, giảm chất kích thích, bởi lẽ sức khỏe thể chất tốt thì tinh thần cũng dễ cải thiện hơn. Cuối cùng là ngủ đủ giấc, giấc ngủ là thời gian cho cơ thể phục hồi, tâm trí thư giãn, vì thế hãy đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày để cơ thể phục hồi.


3.3 Du lịch cũng là một cách tốt để điều trị rối loạn lo âu trầm cảm

Khám phá những điều mới, thoát khỏi môi trường cũ, bạn sẽ thấy bản thân thư giãn nhiều hơn, dành nhiều thời gian suy ngẫm hơn. Mở rộng tầm nhìn, kết nối thiên nhiên, con người mới tạo cho bạn những trải nghiệm tích cực. Đi du lịch giúp bạn tìm lại bản thân mình, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống, từ đó xây dựng tự tin đối mặt với vấn đề của bản thân.


Có thể thấy rằng, rối loạn lo âu trầm cảm hay bất kỳ một bệnh lý tinh thần nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Hãy lắng nghe, theo dõi sức khỏe tinh thần của bản thân, sử dụng app Medda tư vấn sức khỏe online khi cần một chuyên gia tâm lý hỗ trợ bạn!


Medda- Sức khỏe trong tầm tay

Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống.

Hotline: 0853 999 115




Tác giả