Những lưu ý quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết
Ngày nay, do chế độ ăn không hợp lý cùng nhiều nguyên nhân khác mà tỉ lệ người mắc phải bệnh tiểu đường ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh tiểu đường dường như trở nên quen thuộc, nhất là với người cao tuổi nhưng những biến chứng nguy hiểm của chúng là điều không thể chủ quan. Vậy có cách nào kiểm soát lượng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường hay không? Cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
1. Mối nguy hại nếu không kiểm soát được lượng đường huyết
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xảy ra khi cơ thể chứa lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đa số bệnh nhân có độ tuổi lớn hơn 45 tuổi khi cơ thể không còn hoạt động ổn định, song, ngày nay độ tuổi ấy đã có xu hướng trẻ hóa. Ngoài ra, béo phì, ít hoạt động, chế độ ăn không hợp lý hay tiền sử gia đình đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh nhân tiểu đường.
Hiện nay, hai đối tượng chính thường gặp phải vấn đề tiểu đường là người cao tuổi và thai phụ. Tùy theo thể trạng, phân loại tiểu đường mà có những biến chứng nguy hiểm khác nhau.
Ở người cao tuổi hay những người bình thường mắc phải tiểu đường, mối nguy lớn nhất chính là các biến chứng về tim mạch, đặc biệt là tai biến đột quỵ, do sức ép của đường huyết gây tổn thương đến các mạch máu. Ngoài ra, tiểu đường có thể gây ra suy thận, do thận cần phải hoạt động quá công suất để lọc máu, đào thải đường. Tiểu đường còn khiến cho hệ miễn dịch ảnh hưởng, dẫn đến khó lành các vết thương, nhiễm trùng nhiều hơn. Đó cũng là lý do chính khiến những người cao tuổi bị tiểu đường dễ gặp các vấn đề khác về sức khỏe.
Riêng đối với thai phụ ngoài những biến chứng kể trên, phụ nữ mang thai còn mang nhiều mối nguy hiểm khác. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là tiền sản giật – tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Tiểu đường thai kỳ có thể dọa sảy, tỷ lệ sinh non cao hay thai nhi phát triển bất thường.
Với những mối nguy hiểm mà đái tháo đường đem lại cho thấy tầm quan trọng của việc ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể tham khảo một số cách kiểm soát lượng đường dưới đây để áp dụng cho bản thân cũng như những người thân yêu.
2. Cách kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường chia làm hai loại là tiểu đường type 1 và type 2. Trong khi type 1 là giai đoạn đầu có thể kiểm soát đường huyết dễ dàng thông qua tiêm insulin, thì type 2 kháng insulin nên cần can thiệp bằng nhiều phương pháp khác nhau.
>>> Đọc thêm:
- 4 nhóm biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
- 3 câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường
2.1 Can thiệp y khoa
Đầu tiên các bệnh nhân tiểu đường thường được cho dùng thuốc để hạn chế insulin trong máu. Các nhóm thuốc như Metformin hay Thiazolidinedione đều hoạt động hỗ trợ giảm glucose do cơ thể sản xuất, từ đó điều hòa đường huyết tốt hơn.
Trong trường hợp ngược lại, cơ thể hoạt động bất ổn khiến insulin không được sản xuất đủ, cần bổ sung các nhóm thuốc như Sulfonylureas, Meglitinides hay thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 tùy theo thể trạng từng người để tăng lượng insulin mà cơ thể cần.
Đối với người lớn tuổi hoặc trường hợp nặng không thể can thiệp bằng thuốc uống, tiêm insulin là một giải pháp cần thiết. Khi bệnh nhân tiểu đường cần tiêm thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về loại thuốc tiêm, thời điểm tiêm và cách tiêm chính xác để bệnh nhân có thể thực hiện nhanh chóng tại nhà.
Điều quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý chính là thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều chỉnh phù hợp. Sử dụng máy kiểm tra đường huyết tại nhà cùng các ứng dụng chăm sóc y tế online để ghi chú lại lượng đường trong máu mỗi ngày. Nếu lượng đường có sự bất thường hãy liên hệ bác sĩ hoặc thăm khám ngay để được tư vấn, đề ra cách thức điều trị thích hợp.
2.2 Can thiệp bằng liệu pháp tự nhiên
Chế độ ăn uống là cách thức hiệu quả và quan trọng nhất để cải thiện tình trạng đường huyết cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng tinh bột, những thực phẩm có lượng đường cao, thay vào đó hãy tăng cường chất xơ, vitamin. Các thực phẩm như rau xanh, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày. Nên chia nhỏ bữa ăn với từng lượng ít một để duy trì mức đường ổn định. “Nhai kỹ no lâu” sẽ cực hữu dụng với bệnh nhân tiểu đường, vừa giảm được cảm giác thèm ăn thường gặp ở người tiểu đường, lại có thể kiểm soát đường máu tốt hơn.
Hãy uống đủ nước mỗi ngày. Nước sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose từ đó giảm mức đường trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây thông thường, tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt hay chất làm ngọt nhân tạo.
Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu đường là thiếu hoạt động. Vì thế, để cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như kiểm soát đường huyết, người bệnh nên tăng cường hoạt động thể chất điều độ. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ thư giãn đã có thể tăng cường độ nhạy insulin và duy trì đường huyết ở mức ổn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều chỉnh cường độ cũng như thời gian tập phù hợp với tình trạng tiểu đường của mỗi người.
Kiểm soát đường huyết ổn định đòi hỏi sự kiên trì cùng phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, người nhà và bác sĩ. Bằng cách tuân thủ các biện pháp cải thiện đường máu thông qua thuốc hay liệu pháp tự nhiên, bệnh nhân tiểu đường có thể giảm được nguy cơ biến chứng, duy trì cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tải ngay app theo dõi sức khỏe Medda để nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn cao cũng như theo dõi tình hình sức khỏe toàn diện của bản thân, gia đình hiệu quả nhất.
Medda- Sức khỏe trong tầm tay Cung cấp giải pháp số giúp việc kết nối giữa bệnh nhân và chuyên gia, bác sĩ dễ dàng hơn bao giờ hết. Với mục tiêu cung cấp dịch vụ xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lý, giúp người dân ở mọi vùng miền có thể tiếp cận được dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, hiện đại nhất. Medda tự tin góp phần tiết kiệm 50% thời gian và chi phí với chất lượng tương đương so với việc khám chữa bệnh truyền thống. Hotline: 0853 999 115 |